03 loại tai nạn lao động
Theo quy định của pháp luật thì có mấy loại tai nạn lao động? Trách nhiệm của người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
03 loại tai nạn lao động
Tại Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 và các quy định hướng dẫn liên quan quy định: Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Tai nạn lao động được phân loại như sau:
(1) Tai nạn lao động làm chết người lao động (gọi tắt là tai nạn lao động chết người) là tai nạn lao động mà người lao động bị chết thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Chết tại nơi xảy ra tai nạn;
- Chết trên đường đi cấp cứu hoặc trong thời gian cấp cứu;
- Chết trong thời gian Điều trị hoặc chết do tái phát của vết thương do tai nạn lao động gây ra theo kết luận tại biên bản giám định pháp y;
- Người lao động được tuyên bố chết theo kết luận của Tòa án đối với trường hợp mất tích.
(2) Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nặng (gọi tắt là tai nạn lao động nặng) là tai nạn lao động làm người lao động bị ít nhất một trong những chấn thương được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
(3) Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nhẹ (gọi tắt là tai nạn lao động nhẹ) là tai nạn lao động không thuộc trường hợp nêu trên.
Trách nhiệm của người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động
Theo Điều 18 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động như sau:
♣ Kịp thời tổ chức sơ cứu, cấp cứu người bị nạn.
♣ Khai báo tai nạn lao động theo quy định tại Điều 10 Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
♣ Giữ nguyên hiện trường vụ tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng theo nguyên tắc sau đây:
- Trường hợp phải cấp cứu người bị nạn, ngăn chặn những rủi ro, thiệt hại có thể xảy ra cho người khác mà làm xáo trộn hiện trường thì người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động phải có trách nhiệm vẽ lại sơ đồ hiện trường, lập biên bản, chụp ảnh, quay phim hiện trường (nếu có thể);
- Chỉ được xóa bỏ hiện trường và mai táng tử thi (nếu có) sau khi đã hoàn thành các bước Điều tra theo quy định của Nghị định 39/2016/NĐ-CP và được sự đồng ý bằng văn bản của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh hoặc cơ quan công an.
♣ Cung cấp ngay tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn theo yêu cầu của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp trên và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những tài liệu, đồ vật, phương tiện đó.
♣ Tạo Điều kiện cho người lao động liên quan đến vụ tai nạn cung cấp thông tin cho Đoàn Điều tra tai nạn lao động khi được yêu cầu.
♣ Thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở để Điều tra các vụ tai nạn lao động thuộc thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 và Khoản 1 Điều 11 Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
♣ Thông báo đầy đủ thông tin liên quan về tai nạn lao động tới tất cả người lao động thuộc cơ sở của mình.
♣ Hoàn chỉnh hồ sơ và lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động cho người lao động trong thời gian như sau:
- 15 năm đối với vụ tai nạn lao động chết người;
- Đến khi người bị tai nạn lao động nghỉ hưu đối với vụ tai nạn lao động khác.
♣ Thanh toán các Khoản chi phí phục vụ cho việc Điều tra tai nạn lao động kể cả việc Điều tra lại tai nạn lao động theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 27 Nghị định 39/2016/NĐ-CP, trừ trường hợp tai nạn lao động được Điều tra lại theo yêu cầu của cơ quan Bảo hiểm xã hội.
♣ Thực hiện các biện pháp khắc phục và giải quyết hậu quả do tai nạn lao động gây ra; tổ chức rút kinh nghiệm; thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện các kiến nghị ghi trong biên bản Điều tra tai nạn lao động; xử lý theo thẩm quyền những người có lỗi để xảy ra tai nạn lao động.
>>Xem thêm: Đi muộn nhiều lần trong tháng có bị cắt lương không?
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng Luật sư tư vấn của chúng tôi.
Trình tự thủ tục thành lập công đoàn cơ sở
TRÌNH TỰ THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ Công đoàn là tổ chức đại diện người sử dụng lao động tham gia cùng với [...]
Tham gia đình công thì có được trả lương không?
Theo quy định thì người lao động tham gia đình công thì có được trả lương không? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết [...]