Chế độ bệnh nghề nghiệp khi đã thôi việc theo quy định
LawKey xin gửi đến bạn đọc những điều cần biết về vấn đề giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp cho người lao động khi đã thôi việc theo quy định pháp luật hiện hành.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi đã nghỉ việc được khoảng 5 tháng rồi và giờ phát hiện ra bị mắc bệnh nghề nghiệp (công ty trước đây tôi làm là công ty hóa chất). Như vậy tôi còn có thể làm hồ sơ hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp nữa hay không? Nếu có thì hồ sơ như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Công ty TNHH Tư vấn LawKey Việt Nam cảm ơn anh/chị đã tin tưởng khi gửi câu hỏi đến LawKey. Với thắc mắc của anh/chị, luật sư LawKey tư vấn như sau:
Thứ nhất, về việc có được hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp hay không?
Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 37/2016/NĐ-CP quy định như sau:
“Người lao động đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp mà phát hiện bị bệnh nghề nghiệp do yếu tố tác hại của nghề cũ gây nên trong khoảng thời gian bảo đảm kể từ ngày nghỉ hưu, chuyển việc khác hoặc thôi việc thì được chủ động đi khám phát hiện và giám định mức suy giảm khả năng lao động do mắc bệnh nghề nghiệp”
Như vậy, theo quy định trên khi đã nghỉ việc mà anh/chị phát hiện mắc bệnh nghề nghiệp do các yếu tố độc hại khi làm việc tại công ty hóa chất gây ra thì anh/chị có thể chủ động đi khám phát hiện bệnh và giám định mức suy giảm khả năng lao động do bệnh nghề nghiệp.
Sau khi giám định, nếu thỏa mãn các điều kiện để hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp dưới đây thì anh/chị được hưởng chế bệnh nghề nghiệp:
– Điều kiện hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp từ Qũy bảo hiểm tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Theo quy định của Bộ luật lao động 2012, bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động.
Căn cứ Điều 46 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015, người lao động khi tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi:
+ Bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này. Danh mục bệnh nghề nghiệp quy định tại Thông tư số 15/2016/TT-BYT.
+ Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.
+ Trường hợp người lao động khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này mà phát hiện bị bệnh nghề nghiệp trong thời gian quy định thì được giám định để xem xét, giải quyết chế độ theo quy định của Chính phủ.
Xem thêm: Quy định về bệnh nghề nghiệp trong Bộ luật lao động
– Điều kiện hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp từ người sử dụng lao động
Theo khoản 2 Điều 145 Bộ luật lao động 2012, trường hợp người lao động thuộc đối tượng tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
Tại Điều 144 Bô luật lao động 2012, đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế thì người lao động có trách nhiệm thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định và thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế.
Ngoài ra người lao động còn có trách nhiệm trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị và bồi thường cho người lao động.
Xem thêm: Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động và chế độ được hưởng
Thứ hai, hồ sơ hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp
Căn cứ Điều 58 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015, để hưởng chế độ anh/chị cần chuẩn bị hồ sơ gồm:
+ Sổ bảo hiểm xã hội;
+ Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau điều trị bệnh nghề nghiệp ( trường hợp nội trú); giấy khám bệnh nghề nghiệp (trường hợp ngoại trú);
+ Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa; trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp thì thay bằng Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp;
+ Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp.
Xem thêm : Thủ tục hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp theo pháp luật lao động
Thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp
Trên đây là nội dung giải đáp thắc mắc về Giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp khi đã thôi việc. Quý bạn đọc còn thắc mắc có thể gọi điện trực tiếp theo số hotline của chiakhoaphapluat.vn để được tư vấn trực tiếp!
Quy định về phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng
Phát hành giấy tờ có giá là một trong những hình thức huy động vốn của tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, tổ chức tín dụng [...]
Chuyển nhượng hợp đồng thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai
Tổ chức, cá nhân muốn chuyển nhượng hợp đồng thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải đáp ứng những điều kiện [...]