Hợp đồng vận chuyển tài sản là gì? theo quy định của pháp luật
Hợp đồng vận chuyển tài sản là gì? Hợp đồng vận chuyển tài sản có những đặc điểm pháp lí đặc trưng gì để phân biệt với các hợp đồng dân sự khác?
Hợp đồng vận chuyển tài sản là gì?
Điều 530 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định Hợp đồng vận chuyển tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thỏa thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển.
Trong hợp đồng vận chuyển tài sản, các bên phải thỏa thuận rõ về số lượng hàng hóa, địa điểm nhận hàng và giao hàng, thời gian vận chuyển. Cước phí vận chuyển do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định. Nếu hợp đồng vận chuyển do các cá nhân thực hiện thì cước phí vận chuyển do thỏa thuận
Đặc điểm pháp lí của hợp đồng vận chuyển tài sản
Hợp đồng vận chuyển tài sản là hợp đồng song vụ
Bên vận chuyển và bên thuê vận chuyển đều có các quyền và nghĩa vụ tương ứng đối nhau
Hợp đồng vận chuyển tài sản là hợp đồng có đền bù
Vận chuyển hàng hóa là dịch vụ phổ biến. Phương tiện vận chuyển đa dạng như máy bay, tàu hỏa, ô tô, xe máy. Trong hợp đồng vận chuyển, giá cước vận chuyển là lợi ích bên vận chuyển hướng tới để chi phí cho việc vận chuyển và tích lũy vốn
Hợp đồng vận chuyển tài sản là một loại dịch vụ
Trong cơ chế thị trường, sản xuất hàng hóa và lưu thông hàng hóa là hai hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp có chức năng riêng và chúng hỗ trợ cho nhau. Vì vậy thị trường hình thành các loại dịch vụ phục vụ cho sản xuất kinh doanh, trong đó có dịch vụ vận chuyển hàng hóa. Hợp đồng vận chuyển tài sản là hợp đồng không làm tăng thêm khối lượng và không làm thay đổi tính chất của tài sản được vận chuyển mà là hợp đồng chuyển dịch tài sản từ địa điểm này sang địa điểm kia.
Xem thêm: Hợp đồng dịch vụ là gì? theo quy định của pháp luật hiện nay
Hình thức hợp đồng vận chuyển tài sản
Hợp đồng vận chuyển tài sản được giao kết bằng văn bản, bằng lời nói hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương khác là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng giữa các bên.
Hợp đồng vận chuyển tài sản giữa các nhân với cá nhân có thể được giao kết bằng miệng hoặc văn bản. Thông thường, bên vận chuyển là một công ty hay hợp tác xã vận tải khi giao kết hợp đồng vận chuyển tài sản với nhau hoặc với các chủ thể khác được thể hiện dưới hình thức văn bản.
Pháp luật không quy định rõ hợp đồng vận chuyển loại tài sản nào thì phải lập hợp đồng bằng văn bản có công chứng, chứng thực. Như vậy, hình thức của hợp đồng vận chuyển tài sản dù thể hiện dưới hình thức văn bản hay miệng đều là bằng chứng xác định hợp đồng đã được giao kết nếu hình thức đó phù hợp với nguyên tắc chung về hình thức của hợp đồng.
Cước phí vận chuyển
Mức cước phí vận chuyển do các bên thỏa thuận; nếu pháp luật có quy định về mức cước phí vận chuyển thì áp dụng mức cước phí đó.
Bên thuê vận chuyển phải thanh toán đủ cước phí vận chuyển sau khi tài sản được chuyển lên phương tiện vận chuyển, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Chủ thể của hợp đồng vận chuyển tài sản
Thông thường, hợp đồng vận chuyển tài sản có hai bên tham gia là bên vận chuyển và bên thuê vận chuyển. Trong quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp, có thể có chủ thể thứ ba tham gia là bên nhận tài sản. Bên nhận tài sản không trực tiếp kí kết hợp đồng nhưng có một số quyền và nghĩa vụ nhất định đối với bên vận chuyển.
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng vận chuyển tài sản tạo thành nội dung của hợp đồng. Quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh trên cơ sở hợp đồng đã kí kết. Ngoài ra, tùy từng loại phương tiện vận tải khác nhau, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo điều lệ vận chuyển hàng hóa của các loại phương tiện đó.
Xem thêm: Chủ thể của hợp đồng vận chuyển tài sản theo quy định của pháp luật
Trên đây là nội dung Hợp đồng vận chuyển tài sản là gì? theo quy định của pháp luật Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.
Xem thêm: Hợp đồng vận chuyển hành khách là gì? theo quy định của pháp luật
Bị tai nạn giao thông nhưng không lập biên bản thì có được bồi thường không?
Bị tai nạn giao thông nhưng không lập biên bản thì có được bồi thường không? Chi phí bồi thường thiệt hại do sức khỏe [...]
Quy định về thủ tục rút gọn tại Tòa án cấp phúc thẩm
Thủ tục rút gọn là thủ tục tố tụng được áp dụng để giải quyết vụ án dân sự có đủ điều kiện theo quy định [...]