Hợp đồng vô hiệu do bị đe dọa, cưỡng ép được quy định thế nào?
Thế nào là hợp đồng mua vô hiệu do bị đe dọa, cưỡng ép? Trường hợp cá nhân bị đe dọa, cưỡng ép khi giao kết hợp đồng mua bán nhà ở giải quyết thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Vợ chồng tôi đang cần gấp một số tiền nên rao bán một căn nhà. X ngỏ ý muốn mua căn nhà nhưng đưa ra mức giá quá thấp nên chúng tôi không bán. Sau đó, X liền tung tin đồn thất thiệt về căn nhà này khiến cho không ai dám mua căn nhà này nữa. Do đang kẹt tiền nên chúng tôi bắt buộc phải bán cho anh ta. Xin hỏi, hành vi của X có được coi là hành vi đe dọa, cưỡng ép không? Giao dịch mua bán nhà giữa vợ chồng tôi và X có được coi là giao dịch dân sự vô hiệu do bị đe dọa, cưỡng ép không?
Luật sư tư vấn:
Công ty TNHH Tư vấn LawKey Việt Nam cảm ơn anh/chị đã tin tưởng khi gửi câu hỏi đến LawKey. Với thắc mắc của anh/chị, luật sư LawKey tư vấn như sau:
Một số vấn đề pháp lý liên quan
Giao dịch dân sự là gì?
Điều 116 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
– Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
– Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
Giao dịch dân sự vô hiệu
Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 BLDS thì vô hiệu, trừ trường hợp BLDS có quy định khác.
Xem thêm: Giao dịch dân sự vô hiệu là gì? theo quy định của Bộ luật dân sự 2015
Giao dịch dân sự vô hiệu do bị đe dọa, cưỡng ép
Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.
Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.
Xem thêm: Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu trong một số trường hợp
Đối chiếu với tình huống của anh/ chị
Dựa theo quy định tại Điều 127 BLDS, có thể hiểu, hành vi đe dọa được xem xét là hành vi dẫn dắt người bị đe dọa tuân theo ý chí của người đe dọa mặc dù người bị đe dọa không muốn nhưng không thể hoặc không dám cưỡng lại ý chí đó. Để tránh những thiệt hại có thể xảy ra, người bị đe dọa buộc phải giao kết hợp đồng.
Trong trường hợp của anh, thiệt hại về tài sản đã xảy ra (tin đồn thất thiệt dẫn đến không có người nào muốn mua nhà của anh, giá trị ngôi nhà bị sụt giảm) khiến cho anh buộc phải thực hiện giao dịch với anh X – người tung tin đồn. Việc tung tin đồn của anh X được coi là hành vi đe dọa. Do đó, giao dịch trên cũng sẽ được coi là giao dịch được xác lập dựa trên hành vi đe dọa và theo quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do bị đe dọa, cưỡng ép, anh có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu trong thời hạn 02 năm kể từ ngày X chấm dứt hành vi đe dọa, cưỡng ép ( Điểm c Khoản 1 Điều 132 BLDS)
Trên đây là nội dung Hợp đồng mua vô hiệu do bị đe dọa, cưỡng ép là thế nào? Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.
Xem thêm: Hậu quả của hợp đồng mua bán nhà ở vô hiệu do bị lừa dối
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015
Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác [...]
Hướng dẫn gia hạn thẻ BHYT hộ gia đình online
Cách gia hạn thẻ BHYT hộ gia đình online được thực hiện thế nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Hướng [...]