Tạm ngừng và chấm dứt kinh doanh dịch vụ kiểm toán
Luật kiểm toán độc lập 2011 có quy định về các trường hợp tạm ngừng và chấm dứt kinh doanh dịch vụ kiểm toán. Cụ thể như sau:
Tạm ngừng kinh doanh dịch vụ kiểm toán
Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam được tạm ngừng kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định tại Điều 33 Luật kiểm toán độc lập 2011.
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh
Doanh nghiệp kiểm toán muốn tạm ngừng kinh doanh dịch vụ kiểm toán phải gửi thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh dịch vụ kiểm toán (theo mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư 203/2012/TT-BTC) đến Bộ Tài chính ít nhất 15 ngày trước ngày dự định tạm ngừng kinh doanh.
Danh sách doanh nghiệp kiểm toán tạm ngừng kinh doanh dịch vụ kiểm toán được công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính.
Thời hạn tạm ngừng
Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam được tạm ngừng kinh doanh dịch vụ kiểm toán nhưng thời hạn tạm ngừng không quá mười hai tháng liên tục.
Khi hoạt động trở lại, doanh nghiệp kiểm toán phải bảo đảm điều kiện theo quy định của pháp luật và phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính chậm nhất là 10 ngày trước ngày hoạt động trở lại.
Lưu ý:
– Doanh nghiệp kiểm toán tạm ngừng kinh doanh dịch vụ kiểm toán thì các chi nhánh của doanh nghiệp kiểm toán đó cũng phải tạm ngừng kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
– Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam tạm ngừng kinh doanh dịch vụ kiểm toán mà chưa hoàn thành hợp đồng kiểm toán đã ký với khách hàng thì phải thỏa thuận với khách hàng về việc thực hiện hợp đồng đó.
Xem thêm: Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán
Chấm dứt kinh doanh dịch vụ kiểm toán
Điều 34 Luật kiểm toán độc lập 2011 và Điều 15 Thông tư 203/2012/TT-BTC có quy định khá cụ thể về việc chấm dứt kinh doanh dịch vụ kiểm toán của doanh nghiệp kiểm toán và chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.
Các trường hợp chấm dứt kinh doanh dịch vụ kiểm toán
Doanh nghiệp kiểm toán chấm dứt kinh doanh dịch vụ kiểm toán trong các trường hợp sau đây:
– Tự chấm dứt;
– Bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể;
– Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
– Giám đốc doanh nghiệp tư nhân chết;
– Trường hợp khác theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam chấm dứt kinh doanh dịch vụ kiểm toán trong các trường hợp sau đây:
– Theo quyết định của doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài đã thành lập chi nhánh;
– Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
– Giám đốc doanh nghiệp tư nhân chết.
Thủ tục chấm dứt kinh doanh dịch vụ kiểm toán
Doanh nghiệp kiểm toán dự định chấm dứt kinh doanh dịch vụ kiểm toán phải gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị chấm dứt kinh doanh dịch vụ kiểm toán đến Bộ Tài chính. Hồ sơ bao gồm:
– Đơn đề nghị chấm dứt kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
– Báo cáo về các hợp đồng kiểm toán và các hợp đồng cung cấp dịch vụ soát xét báo cáo tài chính, thông tin tài chính và dịch vụ bảo đảm khác chưa hoàn thành;
– Biện pháp và cam kết đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng và các bên có liên quan;
– Phương án và biện pháp xử lý đối với các hợp đồng kiểm toán và các dịch vụ khác chưa hoàn thành (nếu có).
Lưu ý: Doanh nghiệp kiểm toán có trách nhiệm thông báo cho khách hàng (đơn vị được kiểm toán) và các bên có liên quan, công bố trên phương tiện thông tin đại chúng về việc chấm dứt kinh doanh dịch vụ kiểm toán ít nhất 30 ngày trước khi chính thức chấm dứt kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
Xem thêm: Đình chỉ kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định của pháp luật
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Tạm ngừng và chấm dứt kinh doanh dịch vụ kiểm toán” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Thủ tục thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên
Điều kiện để thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên là gì? Trình tự, thủ tục thành lập trung tâm giáo dục thường [...]
Những điều cần biết khi thiết lập Website thương mại điện tử bán hàng
Bán hàng online về bản chất là một website thương mại điện tử bán hàng đươc nhiều người kinh doanh lựa chọn. Dưới [...]