Cảng biển và các quy định của pháp luật về cảng biển
Cảng biển là gì? Tiêu chí nào để xác định cảng biển? Cách phân loại cũng như chức năng của cảng biển như thế nào? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu về cảng biển và các quy định của pháp luật về cảng biển đến bạn đọc.
Thế nào là cảng biển
Cảng biển là khu vực giáp biển, có các trang thiết bị phục vụ cho việc bốc dỡ hàng hóa hoặc nơi đón hoặc đưa hành khách đi lại bằng đường thủy. Cảng có thể là cảng tự nhiên hoặc cảng nhân tạo.
Theo thuật ngữ pháp lý thì cảng biển được quy định tại khoản 1 Điều 7 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015.
Cảng biển được hiểu là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng, lắp đặt trang thiết bị cho tàu thuyền đến, rời để bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện dịch vụ khác.
Tiêu chí xác định cảng biển
Để xác định một cảng là cảng biển, chúng ta cần dựa vào các tiêu chí sau:
1. Có vùng nước nối thông với biển.
2. Có điều kiện địa lý tự nhiên đáp ứng yêu cầu xây dựng cầu, bến cảng, khu neo đậu, chuyển tải và luồng hàng hải cho tàu biển đến, rời, hoạt động an toàn.
3. Có lợi thế về giao thông hàng hải.
4. Là đầu mối giao thông phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa trong nước; vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và trung chuyển bằng đường biển.
Phân loại cảng biển
Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp loại cảng biển và công bố Danh mục cảng biển theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Cảng biển được phân thành năm loại như sau:
– Cảng biển đặc biệt là cảng biển có quy mô lớn phục vụ cho việc phát triển kinh tế – xã hội của cả nước hoặc liên vùng và có chức năng trung chuyển quốc tế hoặc cảng cửa ngõ quốc tế;
– Cảng biển loại I là cảng biển có quy mô lớn phục vụ cho việc phát triển kinh tế – xã hội của cả nước hoặc liên vùng;
– Cảng biển loại II là cảng biển có quy mô vừa phục vụ cho việc phát triển kinh tế – xã hội của vùng;
– Cảng biển loại III là cảng biển có quy mô nhỏ phục vụ cho việc phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Chức năng cơ bản của cảng biển
Cảng biển được biết đến như một cửa ngõ giao thương của mỗi quốc gia, phục vụ tàu thuyền rời cảng. Nơi đây diễn ra rất nhiều hoạt động từ bốc dỡ hàng hóa, vận tải hàng hóa, đến vận tải hành khách,… Điều 76 đã cụ thể hóa các chức năng của cảng biển như sau:
– Đầu mối kết nối hệ thống giao thông ngoài cảng biển.
– Cung cấp dịch vụ vận chuyển, bốc dỡ, lưu kho bãi và bảo quản hàng hóa trong cảng.
– Cung cấp dịch vụ hỗ trợ tàu thuyền đến, rời cảng.
– Cung cấp phương tiện, thiết bị và nhân lực cần thiết cho tàu thuyền neo đậu, bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách.
– Là nơi để tàu thuyền trú ẩn, sửa chữa, bảo dưỡng hoặc thực hiện những dịch vụ cần thiết trong trường hợp khẩn cấp.
– Cung cấp các dịch vụ khác cho tàu thuyền, người và hàng hóa.
Xem thêm: Quy định về Đất cảng hàng không hiện nay như thế nào?
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Cảng biển và các quy định của pháp luật về cảng biển” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng chống ma túy
Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng chống ma túy mới nhất được quy định thế nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài [...]
Cá độ bóng đá giải trí với đồng nghiệp có bị xử lý không?
Việc cá độ bóng đá rất hay xảy ra khi những giải bóng đá lớn diễn ra hàng năm. Vậy cá độ bóng đá giải trí với đồng [...]