Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính là gì?
Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính là cơ sở để nhân viên kế toán lập và trình bày báo cáo tài chính, đáp ứng yêu cầu theo chuẩn mực kế toán hiện nay.
Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính gồm: Hoạt động liên tục; Cơ sở dồn tích; Nhất quán; Trọng yếu và tập hợp; Bù trừ; Có thể so sánh; Kết cấu và nội dung chủ yếu của báo cáo tài chính
1.Hoạt động liên tục
– Khi lập và trình bày báo cáo tài chính, Giám đốc doanh nghiệp cần phải đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp.
– Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, trừ khi doanh nghiệp có ý định cũng như buộc phải ngừng hoạt động, hoặc phải thu hẹp đáng kể qui mô hoạt động của mình.
2.Cơ sở dồn tích
– Doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính theo cơ sở kế toán dồn tích, ngoại trừ các thông tin liên quan đến các luồng tiền.
– Theo cơ sở kế toán dồn tích, các giao dịch và sự kiện được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực thu, thực chi tiền và được ghi nhận vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của các kỳ kế toán liên quan.
– Các khoản chi phí được ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí.
– Việc áp dụng nguyên tắc phù hợp không cho phép ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán những khoản mục không thoả mãn định nghĩa về tài sản hoặc nợ phải trả.
3.Nhất quán
– Việc trình bày và phân loại các khoản mục trong báo cáo tài chính phải nhất quán từ niên độ này sang niên độ khác, trừ khi:
+ Có sự thay đổi đáng kể về bản chất các hoạt động của doanh nghiệp hoặc khi xem xét lại việc trình bày báo cáo tài chính cho thấy rằng cần phải thay đổi để có thể trình bày một cách hợp lý hơn các giao dịch và các sự kiện; hoặc
+ Một chuẩn mực kế toán khác yêu cầu có sự thay đổi trong việc trình bày.
>>>Xem thêm Việc thuê tài sản được trình bày như thế nào trong báo cáo tài chính?
4.Trọng yếu và tập hợp
– Từng khoản mục trọng yếu phải được trình bày riêng biệt trong báo cáo tài chính.
– Các khoản mục không trọng yếu thì không phải trình bày riêng rẽ mà được tập hợp vào những khoản mục có cùng tính chất hoặc chức năng.
– Khi trình bày báo cáo tài chính, một thông tin được coi là trọng yếu nếu không trình bày hoặc trình bày thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính.
5.Bù trừ
– Các khoản mục tài sản và nợ phải trả trình bày trên báo cáo tài chính không được bù trừ, trừ khi một chuẩn mực kế toán khác quy định hoặc cho phép bù trừ .
– Các khoản mục doanh thu, thu nhập khác và chi phí chỉ được bù trừ khi:
+ Được quy định tại một chuẩn mực kế toán khác; hoặc
+ Các khoản lãi, lỗ và các chi phí liên quan phát sinh từ các giao dịch và các sự kiện giống nhau hoặc tương tự và không có tính trọng yếu.
6.Có thể so sánh
– Các thông tin bằng số liệu trong báo cáo tài chính nhằm để so sánh giữa các kỳ kế toán phải được trình bày tương ứng với các thông tin bằng số liệu trong báo cáo tài chính của kỳ trước.
– Các thông tin so sánh cần phải bao gồm cả các thông tin diễn giải bằng lời nếu điều này là cần thiết giúp cho những người sử dụng hiểu rõ được báo cáo tài chính của kỳ hiện tại.
>>>Xem thêm Các yếu tố của báo cáo tài chính là gì?
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là gì? Nội dung của báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Mục đích của báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh phản ánh tình hình thu – chi tiền tệ trong các hoạt động phát [...]
Lưu ý hóa đơn giá trị gia tăng theo quy định pháp luật
Lưu ý hóa đơn giá trị gia tăng theo quy định? Các lưu ý về hoá đơn GTGT, những điểm chính cần biết về loại hoá đơn [...]