Chứng chỉ tiền gửi là gì? Có gì khác nhau giữa chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm
Chứng chỉ tiền gửi là một loại giấy tờ có giá do ngân hàng phát hành để huy động vốn từ các tổ chức và cá nhân khác. Vậy chứng chỉ tiền gửi là gì?
1.Chứng chỉ tiền gửi là gì?
– Chứng chỉ tiền gửi là một loại giấy tờ có giá do ngân hàng phát hành để huy động vốn từ các tổ chức và cá nhân khác.
– Theo quy định tại Thông tư 34/2013/TT-NHNN, chứng chỉ tiền gửi có ba loại chính bao gồm:
+ Chứng chỉ tiền gửi ghi danh
+ Chứng chỉ tiền gửi vô danh
+ Chứng chỉ tiền gửi ghi sổ
2.Nội dung của chứng chỉ tiền gửi
– Tên tổ chức phát hành;
– Tên gọi giấy tờ có giá (chứng chỉ tiền gửi);
– Mệnh giá, thời hạn, ngày phát hành, ngày đến hạn thanh toán;
– Lãi suất, phương thức trả lãi, thời điểm trả lãi, địa điểm thanh toán gốc và lãi của chứng chỉ tiền gửi;
– Ghi rõ chứng chỉ tiền gửi ghi danh, vô danh;
– Đối với chứng chỉ tiền gửi phải ghi rõ tên tổ chức, số giấy phép thành lập hoặc giấy phép đăng ký kinh doanh, địa chỉ của tổ chức mua giấy tờ có giá (nếu người mua là tổ chức); tên, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, địa chỉ của người mua chứng chỉ tiền gửi (nếu người mua là cá nhân);
– Ký hiệu, số sê-ri phát hành;
– Phiếu trả lãi kèm theo chứng chỉ tiền gửi phải có các chi tiết liên quan đến giấy tờ có giá (số sê-ri, mệnh giá), lãi suất, số tiền được lĩnh, kỳ hạn lĩnh lãi;
– Chữ ký của người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành hoặc người được ủy quyền theo quy định pháp luật và các chữ ký khác do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định;
– Các nội dung khác có liên quan đến chứng chỉ tiền gửi.
– Chứng chỉ tiền gửi phải được thiết kế và in ấn để đảm bảo khả năng chống giả cao.
3.Sự khác nhau giữa chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm
– Về lãi suất
+ Chứng chỉ tiền gửi: So với gửi tiết kiệm thì chứng chỉ tiền gửi thường có lãi suất cao hơn và ổn định hơn, cũng tùy vào kỳ hạn dài hay trung hạn.
+ Sổ tiết kiệm: tùy từng kỳ hạn và từng ngân hàng.
– Về kỳ hạn
+ Chứng chỉ tiền gửi: Chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn dài hơn, tùy từng ngân hàng và đợt phát hành.
+ Sổ tiết kiệm: Thông thường gửi tiết kiệm có các kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng…
– Về tính thanh khoản
+ Chứng chỉ tiền gửi: khách hàng mua chứng chỉ tiền gửi không được rút trước hạn, nếu có cũng phải chờ sau 1 nửa kỳ hạn (tùy ngân hàng), vậy nên tính thanh khoản sẽ kém hơn so với hình thức gửi tiết kiệm.
+ Sổ tiết kiệm: Gửi tiết kiệm là kênh có tính thanh khoản cao, khách hàng có thể rút tiền khi đến hạn và cũng có thể rút trước hạn nhưng phải chịu lãi suất không kỳ hạn rất thấp.
>>>Xem thêm Sự khác nhau giữa chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu là gì?
Hạn mức khuyến mại tối đa đối với hàng hóa dịch vụ dùng để khuyến mại
LawKey xin gửi đến bạn đọc nội dung bài viết hạn mức khuyến mại tối đa đối với hàng hóa dịch vụ dùng để khuyến [...]
Nhập khẩu và kinh doanh quần áo cũ: Quy định pháp luật và thực tiễn
Hiện nay, rất nhiều cá nhân kinh doanh quần áo cũ và thu lợi lớn. Vậy luật sư cho tôi hỏi thủ tục nhập khẩu và kinh doanh [...]