Pháp luật quy định như thế nào về khai thuế của chi nhánh?
Pháp luật quy định như thế nào về khai thuế của chi nhánh? Chi nhánh phải thực hiện kê khai các loại thuế, lệ phí nào?
Khai lệ phí môn bài
Lệ phí môn bài là môt trong những khoản bắt buộc khi chi nhánh được thành lập và đi vào hoạt động. Chi nhánh phải nộp lệ phí môn bài với mức thu là 1.000.000 đồng/năm. Nghị định 139/2014/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
– Trường hợp chi nhánh ở cùng địa phương cấp tỉnh với nơi doanh nghiệp có trụ sở chính thì doanh nghiệp thực hiện nộp Hồ sơ khai lệ phí môn bài của các đơn vị phụ thuộc đó cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của doanh nghiệp.
– Trường hợp chi nhánh ở khác địa phương cấp tỉnh vớí nơi danh nghiệp có trụ sở chính thì chi nhánh thực hiện nộp Hồ sơ khai lệ phí môn bài của đơn vị phụ thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của chi nhánh.
Xem thêm: Những điều cần biết về lệ phí môn bài mới nhất
Thủ tục khai và nộp lệ phí môn bài mới nhất
Khai thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong những loại thuế mà chi nhánh cũng cần phải lưu ý kê khai. Theo quy định tại Điều 16 Thông tư 151/2014/TT-BTC, chi nhánh kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định:
– Trường hợp chi nhánh hạch toán phụ thuộc thì chi nhánh không phải nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp; khi nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp có trách nhiệm khai tập trung tại trụ sở chính cả phần phát sinh tại chi nhánh.
– Trường hợp chi nhánh hạch toán độc lập thì chi nhánh nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp chi nhánh.
Xem thêm: Hợp tác xã có phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp
Thu nhập nào được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp?
Khai thuế thu nhập cá nhân
Chi nhánh kê khai thuế thu nhập cá nhân theo quy định:
– Trường hợp người lao động trực tiếp ký hợp đồng, đăng ký giảm trừ gia cảnh tại chi nhánh và có thỏa thuận để doanh nghiệp trả lương hộ chi nhánh, thì chi nhánh có trách nhiệm kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân cho người lao động tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp của chi nhánh.
– Trường hợp người lao động ký hợp đồng trực tiếp, đăng ký giảm trừ gia cảnh với doanh nghiệp và được doanh nghiệp trả lương nhưng được cử đến làm việc tại chi nhánh, thì chi nhánh không cần phải kê khai và nộp thuế cho người lao động mà thay vào đó là doanh nghiệp sẽ kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân cho người lao động tại cơ quan quản lý thuế trực tiếp của doanh nghiệp.
Xem thêm: Một vài điều cần chú ý về thuế thu nhập cá nhân theo quy định hiện nay
Cách tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định mới nhất
Khai thuế giá trị gia tăng
Chi nhánh kê khai thuế giá trị gia tăng theo quy định tại Điều 11 Thông tư 156/2013/TT-BTC, chi nhánh thực hiện nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng theo quy định dưới đây:
– Trường hợp chi nhánh kinh doanh khác địa phương cấp tỉnh với nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính thì chi nhánh nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp của mình. Nếu chi nhánh không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu thì kê khai thuế giá trị gia tăng tập trung tại trụ sở chính.
– Trường hợp chi nhánh kinh doanh ở địa phương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cùng nơi doanh nghiệp có trụ sở chính thì doanh nghiệp thực hiện khai thuế giá trị gia tăng chung cho cả chi nhánh.
Nếu chi nhánh có con dấu, tài khoản tiền gửi ngân hàng, trực tiếp bán hàng hóa, dịch vụ, kê khai đầy đủ thuế giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra có nhu cầu kê khai nộp thuế riêng phải đăng ký nộp thuế riêng và sử dụng hóa đơn riêng.
– Trường hợp chi nhánh chỉ có chức năng sản xuất, không trực tiếp bán hàng và phát sinh doanh thu đóng trên địa bàn khác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với trụ sở chính thì:
Nếu chi nhánh hạch toán độc lập thì phải đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ tại địa phương nơi sản xuất, khi điều chuyển bán thành phẩm hoặc thành phẩm, kể cả xuất cho trụ sở chính cũng phải xuất hóa đơn giá trị gia tăng làm căn cứ kê khai, nộp thuế tại địa phương nơi sản xuất.
Nếu chi nhánh hạch toán phụ thuộc thì tiến hành kê khai thuế tập trung tại trụ sở chính và nộp thuế cho địa phương nơi chi nhánh trực thuộc.
Xem thêm: Quy định về thuế suất Thuế giá trị gia tăng
Thuế suất thuế giá trị gia tăng với dịch vụ gia công hàng hóa
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Pháp luật quy định như thế nào về khai thuế của chi nhánh?” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải quyết.
Phương pháp và trách nhiệm ghi Biên bản thanh lý tài sản cố định
Phương pháp và trách nhiệm ghi Biên bản thanh lý tài sản cố định (Mẫu số 02 -TSCĐ) Mục đích: Xác nhận việc thanh lý TSCĐ [...]
Cần làm gì khi NLĐ đổi CMND sang CCCD?
Hiện nay, có rất nhiều người lao động chuyển sang sử dụng CCCD. Vậy cần làm gì khi NLĐ đổi CMND sang CCCD? Pháp luật quy định [...]