Viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc hưởng chế độ gì?
Viên chức có quyền được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong những trường hợp nào? Viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc sẽ được hưởng chế độ gì?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Em hiện đang là viên chức. Hiện nay em đang muốn nghỉ việc vì lí do gia đình. Vậy luật sư cho em hỏi về quyền lợi của em khi đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc. Pháp luật hiện nay quy định Viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc sẽ được hưởng chế độ gì?
Luật sư tư vấn:
Công ty TNHH Tư vấn LawKey Việt Nam cảm ơn anh/chị đã tin tưởng khi gửi câu hỏi đến LawKey. Với thắc mắc của anh/chị, luật sư LawKey tư vấn như sau:
Một số vấn đề pháp lý liên quan
Nghĩa vụ của viên chức khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
Đền bù chi phí đào tạo
Khoản 3 Điều 35 Luật Viên chức quy định “Viên chức được đơn vị sự nghiệp công lập cử đi đào tạo nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc tự ý bỏ việc phải đền bù chi phí đào tạo theo quy định của Chính phủ.”
Các trường hợp viên chức không phải đền bù chi phí đào tạo được quy định tại Khoản 2 Điều 16 Thông tư 15/2012 như sau:
– Viên chức không hoàn thành khóa học do ốm đau phải điều trị, có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;
– Viên chức chưa phục vụ đủ thời gian theo cam kết phải thuyên chuyển công tác được cơ quan có thẩm quyền đồng ý;
– Đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với viên chức khi đơn vị buộc phải thu hẹp quy mô, không còn vị trí việc làm hoặc chấm dứt hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Không được hưởng trợ cấp thôi việc
Điểm b Khoản 2 Điều 45 Luật viên chức quy định Viên chức không được hưởng trợ cấp thôi việc nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc mà vi phạm thời hạn báo trước
Đối chiếu với tình huống của anh/chị
Anh/chị là viên chức phải căn cứ vào quy định về thời hạn báo trước cũng như các điều kiện để đơn phương chấm dứt hợp đồng và không phạm phải các trường hợp không được giải quyết thôi việc sẽ được hưởng các khoản sau:
Hưởng trợ cấp thất nghiệp
Viên chức làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn là đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp ( Khoản 1 Điều 43 Luật việc làm )
Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định tại Điều 49 Luật việc làm như sau:
– Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
+ Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
+ Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
– Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối Hợp đồng lao động xác định thời hạn, không xác định thời hạn
+ Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
– Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động;
– Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
+ Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
+ Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
+ Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Chết.
Hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Viên chức là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014
Khoản 1 Điều 1 NQ 93/2015 quy định “Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.”
Hưởng trợ cấp thôi việc
Khoản 1 Điều 48 Bộ luật lao động 2012 quy định Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
Khoản 4 Điều 39 Nghị Định 29/2012 quy định Viên chức thôi việc được hưởng trợ cấp thôi việc và được xác nhận thời gian có đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung Viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc hưởng chế độ gì? Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey để được tư vấn.
Xem thêm: Quy định mới về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Thủ tục cấp hộ chiếu công vụ ở nước ngoài theo quy định hiện nay
Hộ chiếu công vụ bên cạnh việc cấp ở trong nước còn có thể được cấp tại nước ngoài trong một số trường hợp [...]
Chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước là gì?
Chi đầu tư phát triển là một trong những nhiệm vụ chi quan trọng của ngân sách nhà nước. Vậy chi đầu tư phát triển [...]