Hành vi đánh ghen có bị xử lý hình sự theo bộ luật hình sự 2015
Đánh ghen xảy ra khá nhiều trên thực tế hiện nay. Đã có rất nhiều vụ đã bị xử lý? Vậy đánh ghen có bị xử lý hình sự không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
Tóm tắt câu hỏi
Luật sư cho tôi hỏi:
Vừa qua, tôi có bắt gặp chồng tôi có ngoại tình với A. Sau đó, do không thể kìm chế cơn giận, tôi đã gọi người đi đánh ghen A. Chúng tôi đã chửi bới, bêu rếu A với những người xung quanh và lột đồ A giữa đám đông để làm A nhục nhã.
Sau đó, A có dọa tôi sẽ gửi đơn lên công an để xử lý hình sự. Vậy cho tôi hỏi hành vi của tôi có thể bị xử lý hình sự không? Tôi phải làm gì trong trường hợp này.
Luật sư giải đáp
Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn cho chúng tôi. Trong trường hợp này chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn như sau:
Một số vấn đề pháp lý liên quan
Tội làm nhục người khác
Điều 155 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định:
“1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trởlên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Như vậy, để xác định có thuộc trường hợp này không, cần xem xét đến hành vi của người phạm tội. Người phạm tội có hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. Vậy như thế nào là xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm người khác. Điều này cần căn cứ vào hành vi và mức độ xúc phạm của người người có hành vi làm nhục.
Ngoài ra còn căn cứ trình độ nhận thức, mối quan hệ gia đình và xã hội, địa vị xã hội,… Dư luận xã hội cũng có ý nghĩa quan trọng để xác định nhân phẩm, danh dự của bị hại bị xâm phạm tới mức nào.
Khởi tố theo yêu cầu bị hại
Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định:
“1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.”
Như vậy, theo điều này, tội làm nhục người khác nếu không có tình tiết tăng nặng tức là theo quy định tại khoản 1 Điều 155 thì chỉ được khởi tố vụ án khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
Nếu đã có yêu cầu, người yêu cầu lại rút đơn yêu cầu tự nguyện thì vụ án phải được đình chỉ.
Đối chiếu với trường hợp của anh chị
Đối chiếu với trường hợp của chị, xét thấy hành vi chửi bới, bêu rếu A với những người xung quanh và lột đồ A giữa đám đông đã xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của A. Do đó, trả lời cho câu hỏi đánh ghen có bị xử lý hình sự? Hành vi đánh gen này của chị có thể bị xử lý hình sự theo khoản 1 Điều 155.
Như phân tích trên thì đây thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu bị hại. Do đó, nếu A có yêu cầu, bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác.
Vì vậy, trong trường hợp này, cách tốt nhất là bạn nên hòa giải, thỏa thuận với A để A không nộp đơn yêu cầu xử lý hình sự. Tuy nhiên, bạn vẫn phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về danh dự, nhân phẩm cho A.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về tình huống của anh chị. Qua đây chắc bạn đã có câu trả lời về việc đánh ghen có bị xử lý hình sự. Cảm ơn anh chị đã gửi yêu cầu tư vấn cho chúng tôi.
Điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng theo quy định hiện nay
Chào bán chứng khoán ra công chúng là việc chào bán chứng khoán thông qua các hình thức khác nhau. Vậy điều kiện chào bán [...]
Quyền của bên mua, thuê, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng có sẵn
Quyền của bên mua, thuê, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng có sẵn theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản 2023 [...]