Sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính bao gồm những dữ liệu nào? Việc sử dụng các thông tin đó cần chú ý những gì?
Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính đứa đựng và cung cấp các thông tin sau cho người truy cập:
Thông tin | Nội dung thông tin | Căn cứ pháp lý |
Thông tin về Quyết định xử phạt vi phạm hành chính | – Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính: Trường hợp đối tượng vi phạm là cá nhân: Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân hoặc số chứng minh Công an nhân dân hoặc số chứng minh quân nhân hoặc số hộ chiếu (nếu có); giới tính. Trường hợp đối tượng vi phạm là tổ chức: Tên tổ chức; địa chỉ trụ sở; mã số (đối với doanh nghiệp) hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; số Giấy phép thành lập/số Đăng ký hoạt động (đối với tổ chức khác); họ và tên của người đại diện theo pháp luật hoặc chủ doanh nghiệp hoặc người đứng đầu tổ chức. – Số, ngày, tháng, năm ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính; – Hành vi vi phạm; hình thức xử phạt, mức phạt; biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có); – Cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; chức danh của người ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính. | Khoản 1 Điều 9 Nghị định 20/2016/NĐ-CP |
Thông tin về việc thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, thi hành Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) | – Hoãn thi hành quyết định phạt tiền; tạm đình chỉ thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính; đình chỉ thi hành các hình thức xử phạt hoặc sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính (nếu có); – Giảm, miễn tiền phạt; nộp tiền phạt nhiều lần (số tiền đã nộp phạt, số tiền chưa nộp phạt (nếu có); – Cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính (nếu có); – Thời Điểm chấp hành xong Quyết định xử phạt vi phạm hành chính; – Khiếu nại, khởi kiện Quyết định xử phạt vi phạm hành chính (nếu có). | Khoản 2 Điều 9 Nghị định 20/2016/NĐ-CP |
Thông tin về việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính | – Họ và tên người vi phạm; ngày, tháng, năm sinh; số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu (nếu có); giới tính; – Số, ngày, tháng, năm ban hành Quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính; – Hành vi vi phạm; – Biện pháp xử lý hành chính bị áp dụng; – Thời hạn áp dụng; – Hoãn, miễn; giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; – Thời Điểm chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính; – Cơ quan hoặc cơ quan của người có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính; – Khiếu nại, khởi kiện, kiến nghị, kháng nghị Quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính (nếu có). | Khoản 3 Điều 9 Nghị định 20/2016/NĐ-CP |
Thông tin về việc áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình | – Họ và tên người chưa thành niên; ngày, tháng, năm sinh; số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu (nếu có); giới tính; – Số, ngày, tháng, năm ban hành Quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình; – Lý do áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình; – Thời hạn áp dụng, ngày thi hành Quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình; – Tên tổ chức, cá nhân phối hợp giám sát; – Thời Điểm chấm dứt áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình (nếu có); lý do của việc chấm dứt; biện pháp xử lý tiếp theo; – Thời Điểm chấp hành xong Quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình; – Cơ quan của người có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình; chức danh của người ra Quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình; – Khiếu nại, khởi kiện Quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình (nếu có). | Khoản 4 Điều 9 Nghị định 20/2016/NĐ-CP |
Xem thêm: Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính là gì?
Sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính được sử dụng chính thức trong quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính và đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật. Chính vì vậy, việc sử dụng các thông tin này phải đảm bảo đúng pháp luật.
Hơn nữa, người có quyền, nghĩa vụ liên quan không được phép thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến thông tin trong Cở sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính như sau:
– Cung cấp thông tin trái pháp luật hoặc lợi dụng việc cung cấp thông tin về xử lý vi phạm hành chính để trục lợi.
– Phá hoại cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thông tin hoặc phát tán vi rút máy tính.
– Sử dụng thông tin khai thác từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính không đúng Mục đích.
– Không thực hiện, trì hoãn thực hiện việc cung cấp, tiếp nhận, cập nhật thông tin theo quy định.
– Khai thác dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính ngoài phạm vi các trường thông tin được chia sẻ.
– Cung cấp, chia sẻ thông tin khai thác từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân khác.
Xem thêm: Xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Nghị định 123/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch
NGHỊ ĐỊNH 123/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch Ngày 15 tháng 11 năm 2015 Thủ [...]
- Thông tư 10/2015/TT-BTP Quy định chế độ báo cáo trong quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật
- Công văn 9505/NHNN-QLNH V/v triển khai thi hành điểm b khoản 4 Điều 84 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP
- Quy định về xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản
Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP
HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO ——– CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – [...]