Quy định về hoạt động kiến trúc và các hành vi bị nghiêm cấm
Từ ngàu 01/7/2020, Luật kiến trúc 2019 sẽ chính thức có hiệu lực pháp luật. Trong đó, Luật kiến trúc đưa ra một số quy định về hoạt động kiến trúc và các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
Thế nào là hoạt động kiến trúc
Kiến trúc trong giai đoạn hiện nay là một trong những hoạt động được xem trọng. Nhất là khi nhu cầu về thẩm mỹ của con người ngày càng tăng cao. Kiến trúc được biết đến là nghệ thuật và khoa học, kỹ thuật về tổ chức không gian, tạo lập môi trường sống bền vững đáp ứng nhu cầu của con người và xã hội.
Hoạt động kiến trúc gồm quản lý kiến trúc và hành nghề kiến trúc. Trong đó:
– Quản lý kiến trúc là hoạt động đòi hỏi tính nguyên tắc cao. Đòi hỏi bảo đảm tính thống nhất trong việc quản lý từ không gian tổng thể đến không gian cụ thể của công trình kiến trúc. Không những vậy quản lý kiến trúc phải bảo đảm an toàn cho con người, công trình kiến trúc và khu vực tập trung dân cư trước tác động bất lợi do thiên nhiên hoặc con người gây ra;…
– Hành nghề kiến trúc là hoạt động nghề nghiệp của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ kiến trúc.
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động kiến trúc
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Luật kiến trúc 2019, trong quá trình thực hiện các hoạt động kiến trúc không được phép thực hiện các hành vi dưới đây:
1. Cản trở hoạt động quản lý kiến trúc và hành nghề kiến trúc.
2. Lợi dụng hành nghề kiến trúc gây ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, trật tự xã hội, môi trường sống, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Đưa hối lộ, nhận hối lộ, thực hiện hành vi móc nối, trung gian trái pháp luật trong hoạt động kiến trúc.
4. Tiết lộ tài liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước; tiết lộ thông tin kinh doanh do khách hàng cung cấp, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.
5. Xây dựng công trình kiến trúc không đúng với thiết kế kiến trúc đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc giấy phép xây dựng.
6. Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động kiến trúc.
7. Cung cấp tài liệu, số liệu giả hoặc sai sự thật; lập hồ sơ thiết kế kiến trúc và xây dựng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
8. Gian lận trong việc sát hạch, cấp, sử dụng chứng chỉ hành nghề kiến trúc.
9. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm trong quản lý kiến trúc.
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Quy định về hoạt động kiến trúc và các hành vi bị nghiêm cấm” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Năm 2024: Mức thu nhập thế nào được xem là hộ nghèo và hộ cận nghèo?
Vào năm 2024 thì mức thu nhập một tháng như thế nào được xem là hộ nghèo và hộ cận nghèo? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài [...]
Khiếu nại là gì? theo quy định của Luật Khiếu nại 2011
Khiếu nại là gì? Pháp luật hiện nay không cho phép người khiếu nại thực hiện những công việc gì? Hình thức và thời [...]