Giải quyết tranh chấp về việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
Trong trường hợp các bên không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì phải làm thế nào để đảm bảo quyền lợi? Việc giải quyết tranh chấp về việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện ra sao?
Tranh chấp về việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
Nghĩa vụ cấp dưỡng được quy định cụ thể tại Luật hôn nhân và gia đình 2014, là các nghĩa vụ thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng sau khi ly hôn.
Mức cấp dưỡng do các bên tự thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng lại trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ của mình. Trong trường hợp này thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức luật định, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, đảm bảo quyền lợi của người được cấp dưỡng.
Xem thêm: Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ với con cái sau ly hôn được thực hiện như thế nào?
Giải quyết tranh chấp về việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
Khi xảy ra các tranh chấp về việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng như trốn tránh trách nhiệm; tranh chấp về mức cấp dưỡng, phương thức cấp dưỡng,… thì các bên có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về nghĩa vụ cấp dưỡng thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng sinh sống, làm việc.
Sau khi xác định Tòa án có thẩm quyền, người khởi kiện gửi hồ sơ khởi kiện đến Tòa án bao gồm:
– Đơn khởi kiện;
– Bản sao các giấy tờ chứng minh nhân thân người khởi kiện;
– Các tài liệu, chứng cứ khác hiện có để chứng minh yêu cầu khởi kiện.
Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện có đủ điều kiện thụ lý hay không. Đồng thời, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện để người khởi kiện đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí.
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
Khi đó, Thẩm phán được phân công thụ lý vụ án và giải quyết vụ án theo đúng trình tự pháp luật. Tòa án sẽ xem xét về nghĩa vụ cấp dưỡng của các bên, đưa ra mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế của người có nghĩa vụ.
Nếu như người có nghĩa vụ cố tình trốn tránh việc cấp dưỡng thì Tòa án sẽ buộc người đó phải thực hiện.
Xem thêm: Quy định chung về nghĩa vụ cấp dưỡng theo Luật hôn nhân và gia đình
Quy định pháp luật về nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Được quen người khác khi đang ly thân không?
Trong quá trình ly thân có được quen người khác không? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Ly thân được hiểu [...]
Quy định pháp luật về chấm dứt việc nuôi con nuôi
Căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi gồm những gì? Hệ quả pháp lý của việc chấm dứt nuôi con nuôi theo quy định pháp [...]