Giao kết nhiều HĐLĐ thì đóng bảo hiểm thất nghiệp như thế nào?
LawKey xin giải đáp thắc mắc của bạn đọc về vấn đề giao kết nhiều HĐLĐ thì đóng bảo hiểm thất nghiệp như thế nào?
Đóng bảo hiểm thất nghiệp khi giao kết nhiều hợp đồng lao động
Theo khoản 1 Điều 43 Luật việc làm 2013, Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
– Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
– Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
– Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Như vậy, công ty nơi người lao động giao kết hợp đồng lao động đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp
Theo Điều 58 Luật việc làm 2013, tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp bao gồm các căn cứ sau:
– Trường hợp người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định
+ Tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
+ Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn hai mươi tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương cơ sở tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.
– Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định
+ Tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
+ Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp
Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau:
– Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng;
– Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp;
– Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm.
Trên đây là nội dung bài viết Đóng bảo hiểm thất nghiệp khi giao kết nhiều HĐLĐ, LawKey gửi tới bạn đọc, nếu có thắc mắc liên hệ LawKey để được giải đáp.
Xem thêm: Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp luật
Lương theo KPI có phải đóng BHXH và thuế TNCN không?
Lương theo KPI có phải đóng BHXH và thuế TNCN không? Hãy cùng Lawkey tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 1. KPI là gì? KPI là từ [...]
Quy định về thực hiện cấp sổ bảo hiểm xã hội bằng bản điện tử
Thực hiện cấp sổ bảo hiểm xã hội bằng bản điện tử chậm nhất từ ngày 01/01/2026 được quy định tại Luật Bảo hiểm [...]