Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ
Pháp luật quy định những vấn đề liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ như hình thức, thẩm quyền xử phạt… như sau:
Hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ bị xử phạt vi phạm hành chính
Những hành vi vi phạm có tính đặc thù trong hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 104/2007/NĐ-CP, bao gồm:
– Hành vi vi phạm quy định về đối tượng được phép kinh doanh dịch vụ đòi nợ;
– Hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đòi nợ;
– Hành vi vi phạm quy định về yêu cầu nghiệp vụ trong hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Những hành vi vi phạm khác trong hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ ngoài các hành vi trên bị xử lý theo các quy định hiện hành khác của pháp luật.
Hình thức xử phạt vi phạm hành chính
Tùy thuộc vào từng hành vi vi phạm mà hình thức xử phạt như sau:
Hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ
Các hành vi vi phạm hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ bị xử phạt vi phạm hành chính theo một trong các hình thức sau:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền: mức phạt tiền tối đa là 70.000.000 đồng (Bảy mươi triệu đồng).
– Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: buộc thực hiện đúng các quy định trong hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ;
– Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về đăng ký kinh doanh.
Hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về đối tượng được phép kinh doanh dịch vụ đòi nợ
– Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với những tổ chức, cá nhân không phải là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ vi phạm lần đầu việc kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
– Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với những tổ chức, cá nhân không phải là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ tái vi phạm việc kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
– Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: buộc chấm dứt ngay hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đòi nợ
– Phạt cảnh cáo đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ đối với hành vi vi phạm lần đầu một trong các hành vi vi phạm sau:
- Kinh doanh ngành nghề, dịch vụ khác ngoài các hoạt động dịch vụ đòi nợ được quy định;
- Không duy trì đủ mức vốn pháp định theo quy định;
- Bầu, bổ nhiệm người không đủ tiêu chuẩn theo quy định vào các chức danh quản lý doanh nghiệp hoặc chức danh giám đốc chi nhánh của doanh nghiệp.
– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ về mỗi lần tái vi phạm một trong các hành vi vi phạm nêu trên.
– Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc chấm dứt ngay hoạt động kinh doanh ngoài các hoạt động dịch vụ đòi nợ;
- Buộc đáp ứng đủ các điều kiện về vốn, điều kiện đối với người quản lý hoặc giám đốc chi nhánh của doanh nghiệp.
Hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về yêu cầu nghiệp vụ trong hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ
– Phạt cảnh cáo doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ đối với hành vi vi phạm lần đầu một trong các hành vi vi phạm sau:
- Không cấp thẻ nhân viên cho người được giao trực tiếp thực hiện các hoạt động dịch vụ đòi nợ;
- Thẻ nhân viên không có đủ các nội dung theo quy định;
- Không cấp giấy giới thiệu cho nhân viên được giao trực tiếp thực hiện các hoạt động dịch vụ đòi nợ;
- Nhân viên được giao trực tiếp thực hiện các hoạt động dịch vụ đòi nợ không đeo thẻ nhân viên hoặc không xuất trình giấy giới thiệu khi làm việc trực tiếp với khách nợ, chủ nợ hoặc với tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ về một trong những hành vi vi phạm sau:
- Ủy quyền lại cho các tổ chức, cá nhân không được phép kinh doanh dịch vụ đòi nợ;
- Tái vi phạm một trong các hành vi vi phạm.
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với mỗi lần tái vi phạm hành vi ủy quyền lại cho các tổ chức, cá nhân không được phép kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
– Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc chấm dứt ngay việc ủy quyền lại cho các tổ chức, cá nhân không được phép kinh doanh dịch vụ đòi nợ;
- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do việc ủy quyền lại cho các tổ chức, cá nhân không được phép kinh doanh dịch vụ đòi nợ gây ra;
- Buộc thực hiện đúng quy định về cấp thẻ nhân viên và giấy giới thiệu theo quy định.
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp được xử phạt vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm trong phạm vi thẩm quyền xử phạt.
– Thanh tra viên Bộ Tài chính, Thanh tra viên Sở Tài chính đang thi hành công vụ có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
– Chánh Thanh tra Sở Tài chính có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
– Chánh Thanh tra Bộ Tài chính có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến mức cao nhất theo quy định;
- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
Trên đây là nội dung bài viết Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Nếu có vướng mắc trong quá trình giải quyết vui lòng liên hệ LawKey để được giải đáp nhanh nhất.
Xem thêm:
Thu hồi quyết định miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
Thông tư số 06/2018/TT-BCT ngày 20/04/2018 của Bộ Công thương quy định chi tiết thu hồi quyết định miễn trừ áp dụng biện [...]
Chế độ bảo hiểm có bị ảnh hưởng không khi người lao động tự ý bỏ việc?
Việc tham gia bảo hiểm xã hội đem lại nhiều chế độ cho người lao động. Các chế độ này luôn được đảm bảo thực [...]