Hoạt động mua bán hàng hóa của doanh nghiệp FDI theo quy định
Hoạt động mua bán hàng hóa của doanh nghiệp FDI được quy định như thế nào? Doanh nghiệp FDI được kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa không?
Tóm tắt câu hỏi:
Công ty tôi là công ty có 49% vốn SIngapore, hiện nay, công ty dự kiến thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa như sau: mua hàng hóa từ Thái Lan để bán cho công ty tại Nhật Bản, hàng hóa vận chuyển thẳng từ Thái Lan sang Nhật Bản. Vậy luật sư cho tôi hỏi công ty tôi có được mua bán hàng hóa theo mô hình này không?
Luật sư tư vấn:
Công ty TNHH Tư vấn LawKey Việt Nam cảm ơn anh/chị đã tin tưởng khi gửi câu hỏi đến LawKey. Với thắc mắc của anh/chị, luật sư LawKey tư vấn như sau:
Một số vấn đề pháp lý liên quan
Quy định về hoạt động mua bán hàng hóa của doanh nghiệp FDI
Theo Điều 3.1 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, Hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp FDI bao gồm các hoạt động sau đây:
– Thực hiện quyền xuất khẩu;
– Thực hiện quyền nhập khẩu;
– Thực hiện quyền phân phối;
– Cung cấp dịch vụ giám định thương mại;
– Cung cấp dịch vụ logistics;
– Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính;
– Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo;
– Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;
– Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;
– Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.
Chuyển khẩu hàng hóa là gì?
Theo Điều 30.1 Luật Thương mại, chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
Xem thêm: Chuyển khẩu hàng hóa là gì? Doanh nghiệp FDI kinh doanh chuyển khẩu?
Các hình thức chuyển khẩu hàng hóa
Theo Điều 30 Luật Thương mại, chuyển khẩu hàng hóa được thực hiện theo các hình thức sau đây:
– Hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam;
– Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam;
– Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hóa tại các cảng Việt Nam, không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
Đối chiếu với tình huống của anh/chị
Việc công ty A mua hàng hóa từ Thái Lan để bán cho công ty Việt Nam nhưng sử dụng tại Nhật Bản (hàng hóa vận chuyển thẳng từ Thái Lan sang Nhật Bản mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam) có thể bị coi là kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa theo Điều 30 Luật Thương mại.
Theo Điều 18.2 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp FDI không được thực hiện hoạt động kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa nên việc A thực hiện theo mô hình này là không khả thi.
Trên đây là nội dung tư vấn Hoạt động mua bán hàng hóa của doanh nghiệp FDI Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.
Xem thêm: Hạn chế đối với công ty chứng khoán theo pháp luật hiện nay
Khoản phụ cấp nhà ở có tính đóng BHXH không?
Theo quy định pháp luật thì khoản phụ cấp nhà ở có tính đóng BHXH không? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây. [...]
Những điều kiện để hợp đồng dân sự có hiệu lực pháp luật
Hợp đồng dân sự được xác lập phải tuân theo các điều kiện nhất định theo quy định pháp luật. Nếu không tuân thủ [...]