Sở hữu chung của vợ chồng theo quy định của pháp luật
Trong bài viết dưới đây hãy cùng Lawkey tìm hiểu những quy định về sở hữu chung vợ chồng theo quy định của pháp luật dân sự.
Sở hữu chung của vợ chồng là gì?
Khoản 1 Điều 213 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
“Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia”
Bộ luật dân sự mới chỉ khẳng định sở hữu chung vợ chồng đối với tài sản là sở hữu chung hợp nhất. Tài sản chung của vợ chồng được hình thành trên cơ sở cùng đóng góp, cùng chung sức tạo lập và phát triển, hỗ trợ nhau để tạo nên nguồn của cải chung.
Quyền lựa chọn chế độ tài sản
Pháp luật cho phép vợ chồng có quyền lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình. Do đó, trong trường hợp vợ chồng không muốn tạo lập khối tài sản chung thì họ có quyền lực chọn hình thức sở hữu riêng đối với tài sản do từng người tạo lập ra.
Đặc điểm của sở hữu chung vợ chồng
Xác định chế độ tài sản
Nguồn gốc tài sản chung của vợ chồng là khối tài sản cùng tạo lập, phát triển. Nếu vợ hoặc chồng có tài sản riêng trước khi kết hôn và không muốn nhập khối tài sản này vào tài sản chung thì nó vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó. Tài sản được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp thì sẽ thuộc sở hữu chung của vợ chồng trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Quyền của vợ, chồng trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung
Quyền của vợ chồng là ngang nhau, pháp luật không phân biệt và không cho phép các bên được phân biệt tài sản do ai làm ra. Vợ và chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau dưới góc độ pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Chế độ ủy quyền
Pháp luật thừa nhận cơ chế vợ chồng có quyền ủy quyền cho nhau thực hiện việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản chung. Trường hợp ủy quyền thì người được ủy quyền thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt trong phạm vi được ủy quyền. Vợ chồng cũng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản theo cách thức mà hai bên thỏa thuận, thống nhất với nhau.
Căn cứ phân chia tài sản
Căn cứ phân chia tài sản chung vợ chồng là trên cơ sở thỏa thuận của hai vợ chồng hoặc theo phán quyết có hiệu lực của Tòa án. Trường hợp vợ chồng ly hôn và yêu cầu Tòa án chia tài sản chung thì phán quyết của Tòa án là cơ sở để phân chia khối tài sản chung này.
>>xem thêm: Chi phí khi nhờ tòa án chia tài sản ly hôn?
Trên đây là nội dung tư vấn về Sở hữu chung của vợ chồng theo quy định của pháp luật Nếu có bất kỳ thắc mắc gì vui lòng liên hệ tới Lawkey để được giải đáp nhanh nhất.
Phân ngành các công ty chứng khoán trên sử GDCK TP.HCM
Quy tắc phân ngành công ty chứng khoán trên Sở GDCK Tp.HCM được ban hành kèm theo quyết định số 01/2012/QĐ-SGDCK TP.HCM ngày [...]
Điều kiện hoạt động của điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng
Điều kiện hoạt động của điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng gồm những gì? Hãy cùng LawKey tìm hiểu [...]