Nguyên tắc xác lập, thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản
Quyền sở hữu là quyền của chủ sở hữu đối với tài sản của mình, quyền sở hữu tài sản bao gồm quyền sử dụng, quyền định đoạt và quyền chiếm hữu. Nguyên tắc xác lập, thực hiện quyền sở hữu quyền khác đối với tài sản được pháp luật quy định như thế nào? Hãy cùng Lawkey tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Quyền sở hữu
Quyền sở hữu bao gồm:
– Quyền chiếm hữu (là quyền nắm giữ, chi phối tài sản trực tiếp hoặc gián tiếp);
– Quyền sử dụng (là quyền của một chủ thể được khai tài sản);
– Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật (quyền định đoạt bao gồm: quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản; quyền từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản; quyền tiêu dùng hoặc tiêu huỷ tài sản).
Quyền khác đối với tài sản
Quyền khác đối với tài sản được pháp luật quy định tại Điều 159 Bộ luật Dân sự năm 2015:
– Quyền khác đối với tài sản là quyền của một chủ thể được trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác.
– Quyền khác đối với tài sản bao gồm:
- Quyền đối với bất động sản liền kề;
- Quyền hưởng dụng;
- Quyền bề mặt.
Nguyên tắc xác lập, thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản
Pháp luật dân sự quy định cho chủ sở hữu, chủ thể khác có thể tự mình thực hiện quyền sở hữu và các quyền khác bằng mọi hành vi theo ý chí của mình để chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản một cách trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác chiếm hữu sử dụng, định đoạt tài sản đó.
Các nguyên tắc khi thực hiện quyền sở hữu
Trong quan hệ với quốc gia, dân tộc, công cộng
Việc thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản của chủ sở hữu không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng.
Trong quan hệ với chủ thể khác
Việc thực hiện quyền sở hữu của chủ sở hữu không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của người khác. Hành vi khai thác tài sản của chủ sở hữu có thể ảnh hưởng đến lợi ích của các chủ thể khác.
Vì vậy, Nhà nước không chỉ bảo vệ lợi ích của chủ sở hữu mà còn phải đảm bảo lợi ích chính đáng của tất cả các chủ thể khác trong xã hội.
Ví dụ: Nhà nước quy định chủ sở hữu vứt bỏ tài sản thì không được gây ô nhiễm môi trường; hoặc một người có quyền xây nhà trên diện tích đất sử dụng hợp pháp, tuy nhiên khi xây dựng phải bảo đảm vệ sinh công cộng, bảo đảm khoảng cách an toàn lưới điện…
Như vậy, các chủ thể hoặc chủ thể khác có thể tự mình thực hiện quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản nhưng không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, công cộng và lợi ích của chủ thể khác.
>xem thêm: Căn cứ xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật dân sự 2015
Trên đây là nội dung tư vấn về Nguyên tắc xác lập, thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì vui lòng liên hệ tới Lawkey để được giải đáp nhanh nhất.
Nội dung của bản án hình sự
Bản án là gì? Bản án hình sự phải có những nội dung gì? Hãy cùng Lawkey tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé. Bản án là gì Bản [...]
Rút ngắn thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo
Người được hưởng án treo có thể rút ngắn thời gian thử thách của mình nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện luật [...]