Quy định của pháp luật về trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước ngoài
Nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được quy định tại Điều 4 Luật Nuôi con nuôi năm 2010; nguyên tắc này nhằm bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất của trẻ em. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Lawkey tìm hiểu quy định của pháp luật về trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước ngoài.
Nguyên tắc giải quyết việc trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài
– Trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài phải đảm bảo các quyền cơ bản của trẻ em
– Giải quyết cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài là biện pháp cuối cùng
– Việc nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện bình đẳng, không gắn với lợi ích vật chất và không nhằm mục đích trục lợi.
Điều kiện của trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước ngoài
Điều kiện về độ tuổi
Luật nuôi con nuôi năm 2010 quy định độ tuổi người được nhận làm con nuôi như sau:
– Trẻ em dưới 16 tuổi
– Người từ đỉ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp: được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi; được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi
Đối tượng trẻ em được giải quyết làm con nuôi ở nước ngoài
Trẻ em Việt Nam được cho là con nuôi ở nước ngoài bao gồm: Trẻ em được nhận thông qua thủ tục giới thiệu và trẻ em được nhận đích danh
Điều kiện để người nước ngoài thường trú tại nước ngoài, người Việt Nam định cư tại nước ngời được nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi
– Người nhận nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật nơi người đó thường trú
– Người nhận nuôi phải tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện của người nhận nuôi con nuôi
Thẩm quyền giải quyết việc trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài
Thẩm quyền giải quyết việc trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài được đảm bảo tuân thủ theo quy định tại Luật nuôi con nuôi.
Theo đó, tại Điều 49 Luật nuôi con nuôi năm 2010 quy định, UBND cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Sở Tư pháp nơi trẻ em đăng ký thường trú hoặc nơi trẻ em được sinh sống nuôi dưỡng có trách nhiệm xem xét hồ sơ của người nhận nuôi.
Thủ tục để giải quyết cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước ngoài
Thủ tục tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ em Việt Nam
Khi trẻ em không được nuôi dưỡng trong môi trường gia đình gốc thì cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm tìm gia đình thay thế cho trẻ em đó, trình tự được thực hiện theo quy định tại ĐIều 15 Luật Nuôi con nuôi năm 2010.
Lập danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế
Theo Điều 3 Thông tư 15/2014/TT-BTP đối với một số trường hợp cụ thể như trẻ em khuyết tật hoặc trẻ em mắc các bệnh hiểm nghèo mà cơ hội được nhận nuôi bị hạn chế,…cơ sở nuôi dưỡng cần lập ngay danh sách trẻ em kèm theo hồ sơ của trẻ em, xin ý kiến Sở lao động – Thương binh Xã hội trước khi gửi Sở Tư pháp.
Xác nhận trẻ em đủ điều kiện cho nhận làm con nuôi ở nước ngoài
Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra, xác minh hồ sơ và lấy ý kiến của những người liên quan trong việc giải quyết cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài. Việc xác nhận trẻ em đủ điều kiện làm con nuôi ở nước ngoài là việc kiểm tra các điều kiện của trẻ em Việt Nam xem có đủ điều kiện được cho làm con nuôi nước ngoài theo quy định pháp luật hay không.
Kiểm tra hồ sơ của người nhận con nuôi
Hồ sơ của người nhận nuôi con nuôi phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ những yêu cầu quy định tại Điều 31 Luật Nuôi con nuôi, bao gồm:
- Đơn xin nhận con nuôi
- Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế
- Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam
- Bản điều tra về tâm lý, gia đình
- Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe
- Văn bản xác nhận tình trạng thu nhập và tài sản
- Phiếu lý lịch tư pháp
- Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân
- Tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được xin đích danh theo quy định PLVN
Thủ tục giới thiệu trẻ em
Quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài và việc tổ chức giao nhận con nuôi
>>xem thêm:Pháp luật Việt Nam về việc bảo vệ quyền của trẻ em được nhận làm con nuôi
Trên đây là nội dung về Quy định của pháp luật về trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước ngoài LawKey gửi đến bạn đọc. Nếu có vấn đề gì mà Bạn đọc còn vướng mắc, băn khoăn hãy liên hệ với LawKey theo thông tin trên Website hoặc dưới đây để được giải đáp.
Thời hiệu thừa kế theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam
Các quy định về thời hiệu thừa kế ngày càng được quy định cụ thể và hoàn thiện hơn phù hợp với điều kiện phát [...]
Công chức bị án treo có bị kỷ luật buộc thôi việc không?
Công chức cấp phường đã bị phạt tù án treo có bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc theo quy định của Luật cán bộ, công [...]