Xử lý tài sản gắn liền với đất đã kê biên thuộc sở hữu của người khác
Khi thi hành án dân sự mà tài sản gắn liền với đất đã kê biên thuộc sở hữu của người khác thì xử lý thế nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Cách xử lý tài sản gắn liền với đất đã kê biên thuộc sở hữu của người khác
Theo khoản 1 Điều 113 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định trường hợp tài sản gắn liền với đất đã kê biên thuộc sở hữu của người khác thì xử lý như sau:
♣ Đối với tài sản có trước khi người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án thì Chấp hành viên yêu cầu người có tài sản tự nguyện di chuyển tài sản để trả quyền sử dụng đất cho người phải thi hành án.
Trường hợp người có tài sản không tự nguyện di chuyển tài sản thì Chấp hành viên hướng dẫn cho người có tài sản và người phải thi hành án thỏa thuận bằng văn bản về phương thức giải quyết tài sản.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hướng dẫn mà họ không thoả thuận được thì Chấp hành viên xử lý tài sản đó cùng với quyền sử dụng đất để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người phải thi hành án và người có tài sản gắn liền với đất.
Trường hợp người có tài sản là người thuê đất hoặc nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của người phải thi hành án mà không hình thành pháp nhân mới thì người có tài sản được quyền tiếp tục ký hợp đồng thuê đất, hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất với người trúng đấu giá, người nhận quyền sử dụng đất trong thời hạn còn lại của hợp đồng mà họ đã ký kết với người phải thi hành án.
Trường hợp này, trước khi xử lý quyền sử dụng đất, Chấp hành viên có trách nhiệm thông báo cho người tham gia đấu giá, người được đề nghị nhận quyền sử dụng đất về quyền được tiếp tục ký hợp đồng của người có tài sản gắn liền với đất;
♣ Đối với tài sản có sau khi người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án thì Chấp hành viên yêu cầu người có tài sản tự nguyện di chuyển tài sản để trả lại quyền sử dụng đất cho người phải thi hành án.
Sau thời hạn 15 ngày, kể từ ngày yêu cầu, mà người có tài sản không di chuyển tài sản hoặc tài sản không thể di chuyển được thì Chấp hành viên xử lý tài sản đó cùng với quyền sử dụng đất.Đối với tài sản có sau khi kê biên, nếu người có tài sản không di chuyển tài sản hoặc tài sản không thể di chuyển được thì tài sản phải bị tháo dỡ. Chấp hành viên tổ chức việc tháo dỡ tài sản, trừ trường hợp người nhận quyền sử dụng đất hoặc người trúng đấu giá quyền sử dụng đất đồng ý mua tài sản;
♣ Người có tài sản gắn liền với đất của người phải thi hành án được hoàn trả tiền bán tài sản, nhận lại tài sản, nếu tài sản bị tháo dỡ nhưng phải chịu các chi phí về kê biên, định giá, bán đấu giá, tháo dỡ tài sản.
Quy định về tạm giao quản lý, khai thác, sử dụng diện tích đất đã kê biên
Quy định về tạm giao quản lý, khai thác, sử dụng diện tích đất đã kê biên theo Điều 112 Luật Thi hành án dân sự 2008 như sau:
♣ Trường hợp diện tích đất đã kê biên đang do người phải thi hành án quản lý, khai thác, sử dụng thì Chấp hành viên tạm giao diện tích đất đã kê biên cho người đó.
Trường hợp diện tích đất đã kê biên đang do tổ chức hoặc cá nhân khác quản lý, khai thác, sử dụng thì tạm giao cho tổ chức, cá nhân đó.
♣ Trường hợp người phải thi hành án hoặc tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 112 Luật Thi hành án dân sự 2008 không nhận thì Chấp hành viên tạm giao diện tích đất đã kê biên cho tổ chức, cá nhân khác quản lý, khai thác, sử dụng.
Trường hợp không có tổ chức, cá nhân nào nhận thì cơ quan thi hành án dân sự tiến hành ngay việc định giá và bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
♣ Việc tạm giao quản lý, khai thác, sử dụng đất đã kê biên phải được lập biên bản, trong đó ghi rõ:
- Diện tích, loại đất, vị trí, số thửa đất, số bản đồ;
- Hiện trạng sử dụng đất;
- Thời hạn tạm giao quản lý, khai thác, sử dụng đất;
- Quyền và nghĩa vụ cụ thể của người được tạm giao quản lý, khai thác, sử dụng đất.
♣ Trong thời hạn tạm giao quản lý, khai thác, sử dụng đất đã kê biên, người được tạm giao không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, để thừa kế, thế chấp, hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng đất; không được làm thay đổi hiện trạng sử dụng đất; không được sử dụng đất trái mục đích.
>>Xem thêm: Có được bán nhà để thờ cúng?
Trên đây là bài viết về: Xử lý tài sản gắn liền với đất đã kê biên thuộc sở hữu của người khác. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
Xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra trên mọi lĩnh vực trên thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh. Việt [...]
Điều chỉnh giấy phép thành lập văn phòng đại diện của nhà xuất bản nước ngoài
Khi có sự thay đổi về người đứng đầu, tên gọi, nội dung hoạt động thì phải làm thủ tục điều chỉnh giấy phép [...]