Mức vốn pháp định của ngân hàng thương mại là bao nhiêu?
Vốn pháp định là gì? Mức vốn pháp định của ngân hàng thương mại là bao nhiêu? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Vốn pháp định là gì?
Hiện nay, chưa có quy định về vốn pháp định. Tuy nhiên có thể hiểu: Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập doanh nghiệp và tùy theo ngành nghề, lĩnh vực mà mức vốn pháp định khi thành lập doanh nghiệp có thể khác nhau.
Mức vốn pháp định của ngân hàng thương mại là bao nhiêu?
Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định Luật Các tổ chức tín dụng nhằm mục tiêu lợi nhuận. (Khoản 3 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010)
Để được hoạt động thì ngân hàng thương mại phải có mức vốn pháp định là 3.000 tỷ đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 86/2019/NĐ-CP.
Điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại
Vì ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định Luật Các tổ chức tín dụng nên phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 để được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động.
Cụ thể, các điều kiện để được cấp Giấy phép như sau:
Có vốn điều lệ, vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định;
Chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là pháp nhân đang hoạt động hợp pháp và có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn; cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có đủ khả năng tài chính để góp vốn. Điều kiện đối với chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập do Ngân hàng Nhà nước quy định;
Người quản lý, người điều hành, thành viên Ban kiểm soát có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 50 Luật Các tổ chức tín dụng 2010;
Có Điều lệ phù hợp với quy định Luật Các tổ chức tín dụng 2010 và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
Có Đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi, không gây ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng; không tạo ra sự độc quyền hoặc hạn chế cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống tổ chức tín dụng.
Hình thức tổ chức của ngân hàng thương mại
Theo khoản 1, 2 Điều 6 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, hình thức tổ chức của ngân hàng thương mại được quy định như sau:
“Ngân hàng thương mại trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, trừ trường hợp ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.”
Các hoạt động ngân hàng của ngân hàng thương mại
Theo Điều 98 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, ngân hàng thương mại có các hoạt động ngân hàng sau đây:
♠ Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác.
♣ Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngoài.
♣ Cấp tín dụng dưới các hình thức sau đây:
- Cho vay;
- Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác;
- Bảo lãnh ngân hàng;
- Phát hành thẻ tín dụng;
- Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế;
- Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
♣ Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.
♣ Cung ứng các phương tiện thanh toán.
♣ Cung ứng các dịch vụ thanh toán sau đây:
- Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ;
- Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế và các dịch vụ thanh toán khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
>>Xem thêm: Vốn cố định là gì?
Trên đây là bài viết về: Mức vốn pháp định của ngân hàng thương mại là bao nhiêu?. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.
Bộ phận nào cấu thành nên Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá?
Bộ Tài chính xây dựng Cơ sởdữ liệu quốc gia về giá dựa trên các nguyên tắc xác định. Vậy thì các bộ phận nào cấu [...]
Phá dỡ nhà ở theo quy định pháp luật hiện hành
LawKey gửi tới bạn đọc những nội dung cần biết về các trường hợp phá dỡ nhà ở, trách nhiệm và yêu cầu phá dỡ theo [...]