Phương thức đóng bảo hiểm thất nghiệp của doanh nghiệp
Phương thức và nguồn đóng bảo hiểm thất nghiệp của doanh nghiệp được quy định thế nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Phương thức đóng bảo hiểm thất nghiệp của doanh nghiệp
Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 28/2015/NĐ-CP thì hằng tháng, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo mức bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và trích tiền lương của từng người lao động theo mức bằng 1% tiền lương tháng để đóng cùng một lúc vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Nguồn đóng bảo hiểm thất nghiệp của doanh nghiệp
Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 28/2015/NĐ-CP thì nguồn đóng bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động theo mức bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp như sau:
(1) Người sử dụng lao động là cơ quan, đơn vị, tổ chức được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên thì ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ nguồn đóng bảo hiểm thất nghiệp và được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.
(2) Người sử dụng lao động là cơ quan, đơn vị, tổ chức được ngân sách nhà nước bảo đảm một phần kinh phí hoạt động thường xuyên thì ngân sách nhà nước bảo đảm nguồn đóng bảo hiểm thất nghiệp cho số người hưởng lương từ ngân sách nhà nước và được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hằng năm của cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.
Phần bảo hiểm thất nghiệp phải đóng còn lại, người sử dụng lao động tự bảo đảm theo quy định tại (3) và (4) mục này.
(3) Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thì khoản đóng bảo hiểm thất nghiệp được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong kỳ.
(4) Người sử dụng lao động là cơ quan, đơn vị, tổ chức khác thì khoản đóng bảo hiểm thất nghiệp được sử dụng từ nguồn kinh phí hoạt động của cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật.
Mức đóng, nguồn hình thành và sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp
Mức đóng, nguồn hình thành và sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo Điều 57 Luật Việc làm 2013 như sau:
♣ Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau:
- Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng;
- Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp;
- Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm.
♣ Nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
- Các khoản đóng và hỗ trợ theo quy định tại khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm 2013;
- Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ;
- Nguồn thu hợp pháp khác.
♣ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được sử dụng như sau:
- Chi trả trợ cấp thất nghiệp;
- Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động;
- Hỗ trợ học nghề;
- Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm;
- Đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng trợ cấp thất nghiệp;
- Chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội;
- Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng Quỹ.
Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp
Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp theo Điều 58 Luật Việc làm 2013 như sau:
♣ Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn hai mươi tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương cơ sở tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.
♣ Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.
>>Xem thêm: 02 trường hợp sử dụng hình ảnh cá nhân không cần xin phép
Trên đây là bài viết về: Phương thức đóng bảo hiểm thất nghiệp của doanh nghiệp. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.
Các trường hợp viên chức bị kỷ luật cảnh cáo
Pháp luật quy định viên chức bị kỷ luật cảnh cáo trong những trường hợp nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới [...]
Mức đóng BHXH bắt buộc thấp nhất từ ngày 01/07/2024
Từ ngày 01/07/2024, mức đóng BHXH bắt buộc thấp nhất được quy định là bao nhiêu? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết [...]