Những hạn chế đối với thành viên hợp danh trong Công ty hợp danh
Sau đây LawKey xin gửi tới bạn đọc bài viết “Những hạn chế đối với thành viên hợp danh trong công ty hợp danh” theo quy định pháp luật như sau:
1. Công ty hợp danh là gì?
Công ty hợp danh là một mô hình doanh nghiệp trong đó có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới 1 tên chung (gọi là thành viên hợp danh, phải là cá nhân và chịu trách nhiệm tài sản vô hạn). Ngoài ra công ty còn có thể có thêm thành viên góp vốn (chịu trách nhiệm tài sản hữu hạn với phần vốn góp vào công ty).
Thành viên hợp danh là chủ sở hữu của công ty hợp danh, chịu chế độ trách nhiệm vô hạn và liên đới bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ và khoản nợ của công ty.
Xem thêm: Quy định về thành viên của Công ty Hợp danh
2. Những hạn chế đối với thành viên hợp danh
Do chế độ trách nhiệm vô hạn và liên đới nên Luật Doanh nghiệp 2014 đã đưa ra những quy định nhằm hạn chế quyền của thành viên hợp danh. Căn cứ là Điều 175 Luật doanh nghiệp 2014:
“1. Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
2. Thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
3. Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.”
Luật doanh nghiệp 2014 quy định như vậy bởi vì:
Thứ nhất, Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của Công ty.
Thứ hai, Tính liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty.
3. Phân tích lý do quy định hạn chế đối với thành viên hợp danh
Từ quy định trên, có thể lý giải quy định của pháp luật như sau:
– Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của doanh nghiệp. Do đó, nghĩa vụ của thành viên hợp danh có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các thành viên hợp danh khác, vì vậy mà pháp luật không cho phép một cá nhân được làm thành viên hợp danh của hai công ty hợp danh hoặc thành viên hợp danh được làm chủ doanh nghiệp tư nhân khác.
– Như phân tích ban đầu, công ty hợp danh là công ty đối nhân, được xây dựng dựa trên sự tin tưởng, uy tín của các thành viên. Do vậy, có thể nói uy tín, tên tuổi của các công ty thuộc loại hình này gắn liền với các thành viên hợp danh. Vì vậy, Pháp luật Việt Nam hạn chế “Thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.” Để tránh ảnh hưởng đến uy tín của công ty hợp danh.
– Vì tính chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh và tính đối nhân của công ty hợp danh nên việc các thành viên chuyển nhượng một phần vốn góp hay toàn bộ vốn góp cho cá nhân, tổ chức khác là không hợp lý.
Tuy nhiên, Pháp luật Việt Nam cũng tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, do vậy, nếu được sự đồng ý của các thành viên hợp danh còn lại thì họ mới được thực hiện những điều mà pháp luật hạn chế quyền của thành viên hợp danh này.
Trên đây là nội dung về Những hạn chế đối với thành viên hợp danh LawKey gửi đến bạn đọc.
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công đoàn
Doanh nghiệp cần chú ý đến các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công đoàn để đảm bảo thực hiện [...]
Mua lại doanh nghiệp là gì? Các hình thức mua lại doanh nghiệp
Mua lại doanh nghiệp là một trong những hình thức M&A phổ biến hiện nay. Vậy các hình thức mua lại doanh nghiệp phổ biến [...]