Điểm mới về đăng ký kinh doanh trong luật doanh nghiệp 2014
Điểm mới về đăng ký kinh doanh trong luật doanh nghiệp 2014
Ngày 26/11/2014, Quốc hội đã thông qua Luật Doanh nghiệp năm 2014 , có hiệu lực kể từ 01/7/2015. LDN 2014 hướng tới sự phù hợp với thực tế kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp và tháo gỡ nhiều khó khăn, hạn chế, góp phần tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, đồng thời đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định mới nhằm tháo gỡ những hạn chế, bất cập của Luật cũ, tiếp tục tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Sau đây, công ty chúng tôi xin phân tích, bình luận về quy định đăng kí kinh doanh trong LDN 2014 để quý bạn đọc có thể nắm bắt kịp thời các quy định mới của pháp luật hiện hành.
1. LDN 2014 đã rút ngắn nội dung của Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp
Theo quy định của LDN năm 2014, thì nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chỉ còn 4 nội dung chính: Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp; địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; thông tin chi tiết nhân thân của cá nhân là người đại diện theo pháp luật, chủ DNTN, thành viên hợp danh, thành viên công ty TNHH; vốn điều lệ của doanh nghiệp.
Như vậy, LDN 2014 đã tạo một bước đột phá mới khi quy định nội dung trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ không còn ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
2. Điểm đặc biệt quan tâm
Bỏ ghi ngành nghề kinh doanh trong Giấy CNĐKDN; bỏ việc xác định vốn pháp định, chứng chỉ hành nghề (đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện) khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Theo đó, các tổ chức, cá nhân cứ thành lập doanh nghiệp trước, còn điều kiện về ngành nghề kinh doanh, thì tổ chức, cá nhân đó phải tuân thủ đầy đủ mới được làm. Quy định này tạo sự thân thiện hơn cho khởi nghiệp và kinh doanh nói chung.
3. LDN 2014 đã bỏ quy định về việc DN phải hoạt động KD theo đúng ngành nghề đã ghi trong GCNĐKKD
LDN năm 2014 đã bỏ quy định về việc doanh nghiệp phải hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, mà chỉ quy định về việc đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh những ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh. Theo đó, doanh nghiệp chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh (doanh nghiệp thực hiện rồi gửi Thông báo đến cơ quan ĐKKD để cập nhật).
Như vậy, sẽ không còn khái niệm “kinh doanh trái phép” bởi vì hiện nay doanh nghiệp có quyền được tự do kinh doanh, miễn là phù hợp theo pháp luật chứ không còn là “trái phép” (ngành nghề chưa được ghi trong Giấy CNĐKDN) theo như các quy định trước đây.
Trên đây là nội dung một số điểm mới về đăng ký kinh doanh của Luật Doanh nghiệp 2014 LawKey gửi đến bạn đọc.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ đòi nợ theo quy định của pháp luật
Kinh doanh dịch vụ đòi nợ là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Điều kiện kinh doanh dịch vụ đòi nợ được quy định [...]
Nguyên tắc hoạt động dịch vụ đòi nợ theo quy định pháp luật
Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về nguyên tắc hoạt động dịch vụ đòi nợ? Cùng tìm hiểu qua bài viết này [...]