Một số vấn đề về Hội đồng trọng tài lao động
Một số vấn đề về Hội đồng trọng tài lao động
Hội đồng trọng tài lao động là một trong những cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động, mang lại sự công bằng cho các bên tranh chấp trong quyết định của mình. Trong bài viết này, Law key xin thông tin tới bạn đọc một số vấn đề về Hội đồng trọng tài lao động.
1. Vài nét về phương thức trọng tài trong giải quyết tranh chấp lao động
Theo từ điển kinh tế thị trường, trọng tài là một phương thức giải quyết một cách hòa bình các vụ tranh chấp, là chỉ đôi bên đương sự tự nguyện đem những sự việc, những vấn đề tranh chấp giao cho người thứ ba có tư cách công bằng chính trực xét xử, lời phán quyết người này đưa ra có hiệu wlcj ràng buộc đói với cả hai bên.
Khi nói về trọng tài lao động, có thể hiểu trọng tài lao động là một tiến trình đơn giản được lựa chọn bởi các bên liên quan mong muốn việc tranh chấp được phán quyết bởi một quan tòa khách quan mà quyết định của họ sẽ dựa trên tình huống sự việc, các biên liên quan đồng ý trước sẽ chấp nhận những quyết định này là quyết định cuối cùng và có tính bắt buộc thi hành.
2. Thẩm quyền thành lập Hội đồng trọng tài lao động
Theo quy định của Bộ luật lao động 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành, trọng tài lao động nước ta được gọi với tên thống nhất: Hội đồng trọng tài lao động.
Hội đồng trọng tài lao động được thành lập ở cấp tỉnh, theo đơn vị hành chính, bằng quyết định của Chỉ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (theo khoản 1 Điều 199 Bộ luật lao động)
3. Tổ chức của Hội đồng trọng tài lao động:
– Về cơ cấu tổ chức, hội đồng trọng tài lao động được hình thành theo số lẻ, không quá 7 thành viên, bao gồm: Chủ tịch hội đồng là người đứng đầu của cơ quan quản lý nhà nước về lao động; thư kí hội đồng; một số thành viên là đại diện công đoàn cấp tỉnh, đại diện của tổ chức đại diện người sử dụng lao động.
– Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động có thể mời đại diện cơ quan, tổ chức liên quan và người có kinh nghiệm trong lĩnh vực quan hệ lao động ở địa phương (theo khoản 1 Điều 199 Bộ luật lao động).
4. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động của Hội đồng trọng tài lao động
Theo quy định tại khoản 2 Điều 199 Bộ luật lao động 2012, Hội đồng trọng tài lao động tiến hành hòa giải các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích và tranh chấp lao động tập thể xảy ra tại các đơn vị sử dụng lao động không được đình công thuộc danh mục do Chính phủ quy định.
Trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động, Hội đồng trọng tài lao động dựa trên nguyên tắc đưa ra quyết định theo đa số bằng hình thức bỏ phiếu kín (theo khoản 3 Điều 199 Bộ luật lao động)
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bảo đảm điều kiện cần thiết cho hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động, nhằm tạo điều kiện tốt nhất trong việc thu thập chứng cứ, hồ sơ cũng như cơ sở vật chất tại cơ sở làm việc, đảm bảo khách quan, công bằng, hài lòng đối với các bên tranh chấp.
– Đối với thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích, Bộ luật lao động 2012 đã quy định những nội dung cụ thể đối với hoạt động này của Hội đồng trọng tài lao động thành một điều luật riêng (Điều 206). Khi tranh chấp lao động tập thể về lợi ích đã qua thủ tục hòa giải lao động của Hòa giải viên nhưng vẫn chưa chấm dứt, các bên tranh chấp có quyền gửi đơn yêu cầu Hội đồng trọng tài yêu cầu giải quyết tranh chấp. Trong thực tế, hòa giải lao động ở Việt Nam diễn ra giống như biện pháp thương lượng dưới sự chứng kiến của người thứ ba, sự công nhận và phán quyết mang tính chung thẩm ở hòa giải là không có. Vì vậy, các bên tranh chấp thường coi hòa giải là một “thủ tục” tiến tới giải quyết tranh chấp tại Hội đồng trọng tài, để không ai còn “hậm hực” về sau.
– Các đơn vị lao động bị xếp vào nhóm “không được đình công” của Chính phủ, được quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 41/2013/NĐ-CP. Theo đó, đơn vị sử dụng lao động không được đình công là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc bộ phận của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có thuê mướn, sử dụng lao động theo quy định của pháp luật lao động, hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thiết yếu cho nền kinh tế quốc dân mà việc đình công có thể đe dọa đến an ninh, quốc phòng, sức khỏe, trật tự công cộng, bao gồm:
a) Sản xuất điện có công suất lớn, truyền tải điện và điều độ hệ thống điện quốc gia;
b) Thăm dò và khai thác dầu khí; sản xuất, cung cấp khí, gas;
c) Bảo đảm an toàn hàng không, an toàn hàng hải;
d) Cung cấp hạ tầng mạng viễn thông; dịch vụ bưu chính phục vụ các cơ quan nhà nước;
đ) Cung cấp nước sạch, thoát nước, vệ sinh môi trường ở các thành phố trực thuộc Trung ương;
e) Trực tiếp phục vụ an ninh, quốc phòng.
Đối với thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể xảy ra tại các đơn vị sử dụng lao động không được đình công thuộc danh mục do Chính phủ quy định, Bộ luật lao động 2012 lại không quy định một trình tự thủ tục cụ thể nào đối với loại tranh chấp này.
Trên đây là Một số vấn đề về Hội đồng trọng tài lao động LawKey gửi đến bạn đọc.
Rút BHXH bắt buộc 1 lần có được bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp không?
Nhiều người lao động thắc mắc rằng sau khi rút bảo hiểm xã hội 1 lần có được bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp không? [...]
Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
LawKey sẽ gửi tới bạn đọc nội dung bài viết điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định [...]