Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá
Theo quy định của pháp luật, việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá được thực hiện khi có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá của tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước. Vậy hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá gồm những gì? Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn thực hiện hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá theo quy định của pháp luật.
1. Thành phần hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá
Hiện nay, việc thực hiện hồ sơ yêu cầu áp dụng được hướng dẫn bởi Nghị định số 10/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại. Cụ thể, việc hồ sơ chống bán phá giá bao gồm: “Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá bao gồm Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá và các giấy tờ, tài liệu có liên quan”(khoản 1 Điều 28).
Như vậy, một bộ hồ sơ yêu cầu áp dụng chống bán phá giá sẽ bao gồm:
(1) Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
(2) Giấy tờ, tài liệu có liên quan.
Các cá nhân, tổ chức khi có yêu cầu thực hiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá sẽ phải soạn đơn yêu cầu gửi tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể ở đây là Cục quản lý cạnh tranh trực thuộc Bộ Công thương. Kèm với đơn, các cá nhân, tổ chức có yêu cầu còn phải thu tập các tài liệu liên quan đến hành vi bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu để cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành điều tra xem xét.
2. Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá cần những nội dung gì?
Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá trong bộ hồ sơ chính là tiếng nói “cầu cứu” của cá nhân, tổ chức có yêu cầu gửi đến cơ quan có thẩm quyền. Ngoài ra, đơn yêu cầu cũng là cơ sở để cơ quan thẩm quyền nắm rõ được các thông tin phục vụ cho quá trình xác minh, điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Do đó, đơn yêu cầu phải thể hiện được một số một số nội dung sau đây:
– Tên, địa chỉ và thông tin cần thiết khác của tổ chức, cá nhân đại diện ngành sản xuất trong nước.
– Thông tin, số liệu, chứng cứ để xác định đại diện ngành sản xuất trong nước, bao gồm danh sách các tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất hàng hóa tương tự; khối lượng, số lượng hàng hóa tương tự mà các tổ chức, cá nhân nêu trên sản xuất.
– Tên, địa chỉ của các tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa tương tự ủng hộ hoặc phản đối vụ việc.
– Thông tin mô tả về hàng hóa nhập khẩu bị yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, bao gồm tên khoa học, tên thương mại, tên thường gọi; thành phần; các đặc tính vật lý, hóa học cơ bản; quy trình sản xuất; mục đích sử dụng chính; tiêu chuẩn, quy chuẩn của quốc tế và Việt Nam; mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và mức thuế nhập khẩu có hiệu lực áp dụng theo biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tại từng thời kỳ.
– Thông tin mô tả về hàng hóa tương tự của ngành sản xuất trong nước bao gồm tên khoa học, tên thương mại, tên thường gọi; các đặc tính vật lý, hóa học cơ bản; mục đích sử dụng chính; quy trình sản xuất; tiêu chuẩn, quy chuẩn của quốc tế và Việt Nam.
– Thông tin về khối lượng, số lượng và trị giá hàng hóa nhập khẩu quy định tại điểm d khoản này trong thời kỳ 12 tháng trước khi nộp Hồ sơ.
– Thông tin về khối lượng, số lượng và trị giá hàng hóa tương tự của ngành sản xuất trong nước quy định tại điểm đ khoản này trong thời kỳ 12 tháng trước khi nộp Hồ sơ, trừ trường hợp ngành sản xuất trong nước hoạt động ít hơn 12 tháng.
– Thông tin về giá thông thường và giá xuất khẩu của hàng hóa được mô tả theo quy định tại điểm d khoản này; biên độ bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu bị yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
– Thông tin, số liệu, chứng cứ về thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành ngành sản xuất trong nước.
– Thông tin, số liệu, chứng cứ về mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa quy định tại khoản d điểm này và thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành ngành sản xuất trong nước.
– Thông tin về nước xuất khẩu hoặc xuất xứ của hàng hóa bị yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, bao gồm danh sách cụ thể của các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài và các nhà nhập khẩu.
– Yêu cầu cụ thể về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá, thời hạn áp dụng và mức độ áp dụng.
Trên đây là những quy định của pháp luật về hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Lawkey gửi đến bạn đọc!
Xem thêm: Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá theo quy định của luật quản lý ngoại thương
Bên bảo lãnh đối ứng có quyền và nghĩa vụ gì trong hoạt động ngân hàng?
Bên bảo lãnh đối ứng là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng ở nước ngoài thực [...]
Kinh doanh dịch vụ logistics là như thế nào?
Dịch vụ logistics đang rất phát triển hiện nay. Vậy kinh doanh dịch vụ logistics là như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ [...]