Hỏi – đáp về doanh nghiệp kinh dịch vụ đòi nợ
1. Hỏi: Công ty kinh doanh dịch vụ đòi nợ , ngoài việc đòi nợ giúp chủ nợ chúng tôi được hoạt động những công việc gì khác? (phạm vi hoạt động dịch vụ):
Trả lời: Nội dung hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ là:
– Đại diện chủ nợ để xác định các khoản nợ, các nội dung liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách nợ; đôn đốc khách nợ trả nợ; thu nợ.
– Đại diện chủ nợ làm việc với tổ chức hoặc cá nhân có liên quan để thu nợ.
– Đại diện khách nợ để xác định các khoản nợ, biện pháp xử lý nợ với chủ nợ.
– Tư vấn pháp luật cho chủ nợ hoặc khách nợ về việc xác định nợ; biện pháp, quy trình, thủ tục xử lý nợ.
2. Hỏi: Tôi có công ty kinh doanh dịch vụ đòi nợ, vậy công ty của tôi khi đi đòi nợ thì áp biện pháp đòi nợ như thế nào là hợp pháp?
Trả lời: Khi Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ được đại diện cho chủ nợ áp dụng các biện pháp sau:
a) Thực hiện các biện pháp thích hợp để thu thập, phân tích, đối chiếu các thông tin liên quan, xác định rõ các khoản nợ;
b) Thông báo việc đòi nợ và đề nghị khách nợ cung cấp thông tin, phối hợp hỗ trợ hoặc áp dụng các biện pháp thích hợp, phù hợp với luật pháp để khách nợ thực hiện nghĩa vụ trả nợ;
c) Nhận tài sản do khách nợ hoặc tổ chức, cá nhân khác liên quan giao để thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách nợ theo ủy quyền của chủ nợ;
d) Cùng thương lượng, đàm phán với chủ nợ (khi đại diện cho khách nợ).
Các hành vi doanh nghiệp bị cấm khi áp dụng các biện pháp đòi nợ và kinh doanh:
a) Thực hiện hoặc thông qua người khác thực hiện các hoạt động, hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, quyền tự do cá nhân, quyền tài sản và các quyền dân sự khác của khách nợ, chủ nợ và tổ chức, cá nhân khác liên quan;
b) Sử dụng các thông tin có được từ hoạt động dịch vụ đòi nợ gây bất lợi tới chủ nợ và khách nợ để phục vụ cho các mục đích khác ngoài nội dung được ủy quyền hoặc tiết lộ những thông tin đó cho tổ chức, cá nhân khác trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
c) Thực hiện các hoạt động, hành vi vượt quá quyền được pháp luật công nhận hoặc vượt quá phạm vi đã được chủ nợ hoặc khách nợ ủy quyền;
d) Đại diện đồng thời cho cả chủ nợ và khách nợ để xử lý đối với cùng một khoản nợ.
3. Hỏi: Phí dịch vụ đòi nợ như thế nào là đúng theo quy định pháp luật?
Trả lời:
Theo quy định điều 12 nghị định số 104/2007/NĐ-CP thì:
Phí dịch vụ do hai bên tự thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ.
Như vậy: pháp luật không giới hạn mức phí dịch vụ đòi nợ, đây hợp đồng dịch vụ đòi nợ là quan hệ dân sự – quan hệ này được pháp luật tôn trọng ý chí tự nguyện, bình đăng của các bên.
4. Công ty tôi kinh doanh dịch vụ đòi nợ, thỉnh thoảng UBND phường, quận xuống kiểm tra cơ sở về hoạt động kinh doanh của công ty. Việc kiểm tra của họ như vậy có đúng thẩm quyền không? Cơ quan nào quản lý trực tiếp loại hình kinh doanh công ty đòi nợ chúng tôi?
Trả lời: Căn cứ điều 19, 20, 21 nghị định số 104/2007/NĐ-CP quy định về quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ:
Theo đó, các cơ quan có thẩm quyền quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ của doanh nghiệp là: Bộ tài chính và UBND cấp tỉnh, UBND thành phố trực thuộc trung ương.
Cụ thể là:
– Bộ tài chính có thẩm quyền Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
– UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền Thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ trên địa bàn tỉnh, thành phố và xử lý vi phạm theo thẩm quyền đối với những hành vi vi phạm hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Như vậy, UBND cấp phường(xã), quận (huyện) sẽ không có thẩm quyền kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ của doanh nghiệp , trừ trường hợp có quyết định, chuyên đề kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền (Bộ tài chính, UBND tỉnh).
5. Để thành lập công ty, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ cần lưu ý gì?
Điều kiện kinh doanh dịch vụ đòi nợ
– Điều kiện về vốn
– Điều kiện về tiêu chuẩn đối với người quản lý và giám đốc chi nhánh
– Điều kiện về tiêu chuẩn đối với người lao động trong hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ
– Điều kiện về an ninh trật tự
Chi tiết xem thêm tại: Những điều cần biết khi kinh doanh dịch vụ đòi nợ
Quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động điện lực
Pháp luật quy định như thế nào về trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động điện lực? Trong bài viết này, Luật [...]
Chào mua công khai là gì?
Chào mua công khai là gì? Các trường hợp nào sẽ được chào mua công khai cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng? Hãy cùng LawKey [...]