Ai có trách nhiệm lập hồ sơ vụ tai nạn lao động?
Khi xảy ra tai nạn lao động tại doanh nghiệp thì ai có trách nhiệm lập hồ sơ vụ tai nạn lao động? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ai có trách nhiệm lập hồ sơ vụ tai nạn lao động?
Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 16 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ vụ tai nạn lao động. Hồ sơ bao gồm bản chính hoặc bản sao các tài liệu sau đây:
- Biên bản khám nghiệm hiện trường (nếu có);
- Sơ đồ hiện trường;
- Ảnh hiện trường, ảnh nạn nhân;
- Biên bản khám nghiệm tử thi hoặc khám nghiệm thương tích, trừ trường hợp mất tích theo tuyên bố của Tòa án;
- Biên bản giám định kỹ thuật, giám định pháp y, kết luận giám định tư pháp (nếu có);
- Biên bản lấy lời khai của nạn nhân, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn lao động;
- Biên bản điều tra tai nạn lao động;
- Biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động;
- Giấy chứng thương của cơ sở y tế được điều trị (nếu có);
- Giấy ra viện của cơ sở y tế được điều trị (nếu có).
Trong một vụ tai nạn lao động, nếu có nhiều người bị tai nạn lao động thì mỗi người bị tai nạn lao động được lập một bộ hồ sơ riêng.
Hướng dẫn điều tra lại tai nạn lao động khi có khiếu nại, tố cáo
Hướng dẫn điều tra lại tai nạn lao động khi có khiếu nại, tố cáo theo Điều 17 Nghị định 39/2016/NĐ-CP như sau:
♣ Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày công bố biên bản điều tra tai nạn lao động, nếu có khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật thì việc điều tra lại tai nạn lao động thực hiện như sau:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, tố cáo, cơ quan thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động có trách nhiệm xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền được quy định tại Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo;
Trường hợp người khiếu nại, tố cáo không nhất trí với ý kiến trả lời của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giải quyết nêu tại điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định 39/2016/NĐ-CP mà vẫn tiếp tục khiếu nại, tố cáo thì: Cơ quan có thẩm quyền điều tra theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động để tiến hành điều tra lại tai nạn lao động, đồng thời thông báo bằng văn bản kết quả điều tra lại cho người khiếu nại hoặc tố cáo biết; trường hợp không tiến hành điều tra lại thì phải nêu rõ lý do;
Cơ sở để xảy ra tai nạn và Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở có trách nhiệm cung cấp đầy đủ tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn lao động cho Đoàn Điều tra lại tai nạn lao động cấp tỉnh;
Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh có trách nhiệm cung cấp đầy đủ tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn lao động cho Đoàn Điều tra lại tai nạn lao động cấp trung ương;
Kết luận của Đoàn Điều tra lại tai nạn lao động cấp trung ương là kết luận cuối cùng.
♣ Biên bản điều tra tai nạn lao động trước sẽ hết hiệu lực pháp lý khi biên bản điều tra lại được công bố.
Trách nhiệm của người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động
Trách nhiệm của người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động theo Điều 18 Nghị định 39/2016/NĐ-CP như sau:
(1) Kịp thời tổ chức sơ cứu, cấp cứu người bị nạn.
(2) Khai báo tai nạn lao động theo quy định tại Điều 10 Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
(3) Giữ nguyên hiện trường vụ tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng theo nguyên tắc sau đây:
- Trường hợp phải cấp cứu người bị nạn, ngăn chặn những rủi ro, thiệt hại có thể xảy ra cho người khác mà làm xáo trộn hiện trường thì người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động phải có trách nhiệm vẽ lại sơ đồ hiện trường, lập biên bản, chụp ảnh, quay phim hiện trường (nếu có thể);
- Chỉ được xóa bỏ hiện trường và mai táng tử thi (nếu có) sau khi đã hoàn thành các bước điều tra theo quy định của Nghị định 39/2016/NĐ-CP và được sự đồng ý bằng văn bản của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh hoặc cơ quan công an.
(4) Cung cấp ngay tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn theo yêu cầu của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp trên và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những tài liệu, đồ vật, phương tiện đó.
(5) Tạo điều kiện cho người lao động liên quan đến vụ tai nạn cung cấp thông tin cho Đoàn Điều tra tai nạn lao động khi được yêu cầu.
(6) Thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở để điều tra các vụ tai nạn lao động thuộc thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động và khoản 1 Điều 11 Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
(7) Thông báo đầy đủ thông tin liên quan về tai nạn lao động tới tất cả người lao động thuộc cơ sở của mình.
(8) Hoàn chỉnh hồ sơ và lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động cho người lao động trong thời gian như sau:
- 15 năm đối với vụ tai nạn lao động chết người;
- Đến khi người bị tai nạn lao động nghỉ hưu đối với vụ tai nạn lao động khác.
(9) Thanh toán các khoản chi phí phục vụ cho việc điều tra tai nạn lao động kể cả việc điều tra lại tai nạn lao động theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 27 Nghị định 39/2016/NĐ-CP, trừ trường hợp tai nạn lao động được điều tra lại theo yêu cầu của cơ quan Bảo hiểm xã hội.
(10) Thực hiện các biện pháp khắc phục và giải quyết hậu quả do tai nạn lao động gây ra; tổ chức rút kinh nghiệm; thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện các kiến nghị ghi trong biên bản điều tra tai nạn lao động; xử lý theo thẩm quyền những người có lỗi để xảy ra tai nạn lao động.
>>Xem thêm: Người lao động được nhận lương hưu đến khi nào?
Trên đây là bài viết về: Ai có trách nhiệm lập hồ sơ vụ tai nạn lao động?. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.
Tư vấn luật lao động qua tổng đài miễn phí
Hãy gọi ngay tới số 024 665 65 366 để nhận được tư vấn trực tiếp miễn phí từ Luật sư lao động giàu kinh nghiệm của [...]
Quy định về đảm bảo điều kiện hoạt động của công đoàn
Quy định về đảm bảo điều kiện hoạt động của công đoàn Trong quan hệ lao động, các bên nên tôn trọng lẫn nhau để [...]