Bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì theo quy định của pháp luật?
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì theo quy định của pháp luật? Những điều cần biết về bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014?
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì?
Bảo hiểm xã hội về bản chất là một khoản bù đắp cho phần thu nhập bị mất hoặc bị giảm sút do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm xã hội gồm bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Trong đó, bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Đặc điểm của bảo hiểm xã hội tự nguyện
Dựa trên các quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014 về bảo hiểm xã hội tự nguyện, có thể rút ra được một số đặc điểm như sau:
Thứ nhất, việc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện dựa vào ý chí của người tham gia
Do tính chất tự nguyện của loại bảo hiểm xã hội này nên Nhà nước không bắt buộc người lao động tham gia. Đây cũng là một trong những tiêu chí phân biệt giữa bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc. Khi không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tham gia hoặc không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Thứ hai, người tham gia tự chọn mức đóng và phương thức đóng
Người tham gia bảo hiểm xã hội một lần đóng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.
Mức lương cơ sở từ ngày 01/7/2019 là 1.490.000 đồng, dó đó, mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tối đa là 29.800.000 đồng.
Không những vậy, phương thức đóng cũng được người tham gia lựa chọn, có thể là đóng hàng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần,…theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội
Thứ ba, được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội
Để khuyến khích người lao động tham gia bảo hiểm xã hôi tự nguyện, tại Điều 14 Nghị định 134/2015/NĐ-CP có quy định cụ thể về vấn đề này. Cụ thể, Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn như sau:
– Đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ nghèo bằng 30%;
– Đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ cận nghèo bằng 25%;
– Đối với các đối tượng khác bằng 10%.
Thứ tư, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện khi đủ 60 tuổi đối với nam; 55 tuổi đối với nữ và đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu.
Đối với chế độ tử tuất của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì được cơ quan bảo hiểm xã hội tự nguyện giải quyết hưởng trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất theo quy định.
Xem thêm: Mức hưởng lương hưu hàng tháng và các khoản trợ cấp
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Thỏa thuận cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ quyết định cho vay. Khách hàng và tổ [...]
Án lệ số 12/2017/AL về xác định trường hợp đương sự được triệu tập hợp lệ
Án lệ số 12/2017/AL về xác định trường hợp đương sự được triệu tập hợp lệ lần thứ nhất sau khi Tòa án đã hoãn [...]