Bảo lãnh phát hành chứng khoán là gì?
Các doanh nghiệp sắp phát hành chứng khoán ra thị trường cần phải tìm hiểu về bảo lãnh phát hành chứng khoán là gì và những quy định pháp luật có liên quan.
1.Bảo lãnh phát hành chứng khoán là gì?
– Theo quy định tại Luật chứng khoán năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2010, bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc cam kết với tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành hoặc hỗ trợ tổ chức phát hành phân phối chứng khoán ra công chúng.
– Theo quy định pháp luật hiện hành, việc bảo lãnh chứng khoán được quy định thực hiện theo 1 trong 2 cách sau:
+ Mua một phần hay toàn bộ số lượng cổ phiếu hoặc trái phiếu được phép phát hành để bán lại.
+ Mua số cổ phiếu hoặc trái phiếu còn lại của đợt phát hành chưa được phân phối hết. Đây thực chất là một dạng của phương thức cam kết chắc chắn, nhưng tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết mua phần chứng khoán còn lại của đợt phát hành chưa được phân phối hết.
– Tổ chức bảo lãnh phải là công ty chứng khoán đã được Ủy ban chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép hoạt động bảo lãnh, hoặc ngân hàng thương mại được Ủy ban chứng khoán Nhà nước chấp thuận việc bảo lãnh phát hành chứng khoán theo quy định của Bộ tài chính.
2. Điều kiện bảo lãnh phát hành chứng khoán
Theo quy định tại Thông tư 210/2012/TT-BTC và Thông tư 07/2016/TT-BTC về việc hướng dẫn về thành lập công ty chứng khoán, công ty chứng khoán được bảo lãnh phát hành theo hình thức cam kết chắc chắn khi đảm bảo các điều kiện sau:
– Được cấp phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán.
– Tại thời điểm ký hợp đồng bảo lãnh phát hành, tổng giá trị của tất cả các hợp đồng bảo lãnh phát hành theo hình thức cam kết chắc chắn còn hiệu lực phải đáp ứng các điều kiện sau:
+ Không được lớn hơn một trăm phần trăm (100%) vốn chủ sở hữu tính theo báo cáo tài chính quý gần nhất;
+ Không được vượt quá 15 lần hiệu số giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn tính theo báo cáo tài chính quý gần nhất.
+ Không bị đặt vào tình trạng kiểm soát, kiểm soát đặc biệt trong ba (03) tháng liền trước thời điểm ký hợp đồng bảo lãnh phát hành.”
3.Quy trình bảo lãnh phát hành chứng khoán
Quy định về nguyên tắc tổ chức phát hành chứng khoán thì quy trình bảo lãnh chứng khoán gồm 4 bước như sau:
– Bước 1: Phân tích và đánh giá khả năng phát hành
– Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng
– Bước 3: Phân phối chứng khoán
– Bước 4: Bình ổn và điều hòa thị trường
– Các tổ chức bảo lãnh đều được hưởng một khoản phí dựa trên số tiền thu được từ đợt phát hành. Phí này cao hay thấp còn phụ thuộc khá nhiều vào tính chất đợt phát hành như số lượng lớn hay nhỏ, có gặp nhiều khó khăn không.
>>>Xem thêm Hợp đồng dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán là gì?
Quyền hưởng dụng là gì? theo quy định của Bộ luật dân sự 2015
Quyền hưởng dụng được pháp luật dân sự quy định thuộc các quyền khác đối với tài sản. Vậy Bộ luật dân sự 2015 [...]
04 phương thức giải quyết tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm năm 2023
Khi xảy ra tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm thì các bên có thể áp dựng các phương thức giải quyết nào? Hãy cùng LawKey [...]