Quy định về biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo luật quản lý ngoại thương
Luật quản lý ngoại thương hướng tới mục tiêu đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, duy trì môi trường kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy sản xuất trong nước cũng như phát triển hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. Để thực hiện được mục tiêu đề ra, Luật quản lý ngoại thương đã quy định cụ thể về các biện pháp hành chính, trong đó có biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.
Với việc quy định chặt chẽ, cụ thể các biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, luật quản lý ngoại thương đã tạo ra được một cơ chế pháp lý để quản lý tốt hàng hóa xuất nhập khẩu góp phần bảo đảm sự an toàn về an ninh, quốc phòng, kinh tế, văn hóa, sức khỏe…người dân và đất nước.
- Biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu là gì?
Điều 8 Luật quản lý ngoại thương năm 2017 có quy định về cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu như sau:
– Cấm xuất khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định không được đưa hàng hóa từ nội địa vào khu vực hải quan riêng hoặc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
– Cấm nhập khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định không được đưa hàng hóa từ khu vực hải quan riêng vào nội địa hoặc từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam.
- Các trường hợp áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu
a) Các trường hợp áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu.
Hiện nay, theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật quản lý ngoại thương thì có 3 trường hợp bị áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu như sau:
– Liên quan đến quốc phòng, an ninh chưa được phép xuất khẩu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Bảo vệ di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
– Theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Vấn đề quốc phòng, an ninh là một trong những vấn để quan trọng hàng đầu của một quốc gia. Do đó, các mặt hàng trong nước liên quan đến quốc phòng, an ninh đều bị cấm. Chỉ được phép xuất khẩu khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Trong khi đó, các di vật, cổ vật và bảo vật quốc gia là tài sản của Nhà nước, vì vậy cũng không được trở thành hàng hóa xuất khẩu. Cuối cùng, trường hợp thứ ba đó là theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đây là trường hợp mà bị áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu đối với những hàng hóa mà hàng hóa này bị liệt kê vào danh mục hàng cấm xuất khẩu theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
b) Các trường hợp áp dụng biện pháp cấm nhập khẩu.
Là một nước đang phát triển, Việt Nam nhập rất nhiều mặt hàng từ các nước trên thế giới để mục đích nghiên cứu, sản xuất phục vụ đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể, những mặt hàng hiên quan đến vấn đề an ninh quốc gia, sức khỏe, đạo đức văn hóa…bị áp dụng biện pháp cấm nhập khẩu. Cụ thể tại khoản 2 Điều 9 Luật quản lý ngoại thương quy định như sau:
– Liên quan đến quốc phòng, an ninh chưa được phép nhập khẩu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Gây nguy hại đến sức khỏe, an toàn của người tiêu dùng;
– Gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục;
– Gây nguy hại đến môi trường, đa dạng sinh học, có nguy cơ cao mang theo sinh vật gây hại, đe dọa an ninh lương thực, nền sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
– Theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Trên đây là những Quy định về biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo luật quản lý ngoại thươngtheo quy định của luật Quản lý ngoại thương mới, Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có vấn đề gì mà Bạn đọc chưa hiểu rõ hãy lên hệ với Lawkey gặp luật sư để được giải đáp cụ thể hơn.
Người đủ 16 tuổi được điều khiển loại xe nào?
Người đủ 16 tuổi được điều khiển loại xe nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Người đủ 16 tuổi [...]
Mức giảm trừ gia cảnh 2024 là bao nhiêu?
Theo quy định pháp luật, mức giảm trừ gia cảnh 2024 là bao nhiêu? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Khái [...]