Bố trí tăng ca sao cho không vi phạm quy định của pháp luật?
Bố trí tăng ca sao cho không vi phạm quy định của pháp luật? Hãy cùng Lawkey tìm hiểu qua bài viết sau đây.
1. Số giờ tăng ca tối đa theo luật định
Theo điểm b và c khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao đông 2019 quy định điều kiện về thời gian khi người sử dụng lao động (NSDLD) yêu cầu người lao động (NLD) làm thêm giờ như sau:
“b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;
c) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.”
Như vậy, số giờ làm thêm tối đa của NLD trong tháng là 40 giờ và không quá 200 giờ/năm.
2. Những trường hợp được tăng ca đến 300 giờ/năm
Theo khoản 3 Điều 107 Bộ luật Lao động năm 2019 và hướng dẫn tại Điều 61 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp được phép sử dụng NLD làm thêm không quá 300 giờ/năm trong 07 trường hợp sau:
- Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;
- Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
- Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;
Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yêu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyên sản xuất;
- Các trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoàn phát sinh từ các yếu tố khách quan liên quan trực tiếp đến hoạt động công vụ trong các cơ quan, đơn vị nhà nước, trừ một số trường hợp đặc biệt.
- Cung ứng dịch vụ công; dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; dịch vụ giáo dục, giáo dục nghề nghiệp.
- Công việc trực tiếp sản xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp thực hiện thời giờ làm việc bình thường không quá 44 giờ trong một tuần.
Theo Điều 108 Bộ luật Lao động năm 2019, NSDLD còn có quyền huy động NLD làm thêm giờ vào bất kì ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm để thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; hoặc các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa.
3. Điều kiện được sử dụng lao động tăng ca đến 300 giờ/năm
Căn cứ Điều 107 Bộ luật Lao động năm 2019 và Điều 62 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp được yêu cầu NLD làm thêm 300 giờ/năm nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Phải được sự đồng ý của người lao động.
– Phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
– Thời gian thông báo: Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày thực hiện làm thêm từ trên 200 – 300 giờ/năm.
Cũng theo hướng dẫn tại Điều 62 Nghị định 145, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tại các nơi sau:
– Nơi tổ chức làm thêm từ trên 200 – 300 giờ/năm.
– Nơi đặt trụ sở chính, nếu trụ sở chính đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với nơi tổ chức làm thêm từ trên 200 – 300 giờ/năm.
4. Mức phạt đối với hành vi sử dụng lao động tăng ca vượt mức quy định
Doanh nghiệp chỉ được huy động NLD làm thêm giờ nếu được sự đồng ý của họ và đảm bảo số giờ làm thêm theo quy định. Trường hợp cố tình vi phạm, NSDLD sẽ bị xử phạt vi phạm theo Nghị định 28/2020/NĐ-CP. Cụ thể:
- Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người đó: Phạt 20 – 25 triệu đồng (điểm b khoản 3 Điều 17).
- Tổ chức làm thêm từ trên 200- 300 giờ/năm không thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội: Phạt từ 02 – 05 triệu đồng (điểm c khoản 1 Điều 17).
- Huy động người lao động làm thêm quá 300 giờ/năm:+ Phạt 05 – 10 triệu đồng: Vi phạm từ 01 – 10 người lao động.+ Phạt 10 – 20 triệu đồng: Vi phạm từ 11 – 50 người lao động.
+ Phạt 20 – 40 triệu đồng: Vi phạm từ 51 – 100 người lao động.
+ Phạt 40 – 60 triệu đồng: Vi phạm từ 101- 300 người lao động.
+ Phạt 60 – 75 triệu đồng: Vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Xem thêm: Người lao động có quyền làm thêm ngoài giờ không?
Trên đây là nội dung bài viết Bố trí tăng ca sao cho không vi phạm quy định của pháp luật? Nếu có thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ Lawkey để được giải đáp chi tiết. ưn
Không có nội quy lao động có được xử lý kỷ luật nhân viên?
Không có nội quy lao động có được xử lý kỷ luật nhân viên? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Doanh nghiệp [...]
Quy định về thời gian thử việc mới nhất theo bộ luật lao động
Thử việc là giai đoạn quan trọng quyết định đến sự hợp tác giữa người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động [...]