Bồi thường thiệt hại vượt quá yêu cầu tình thế cấp thiết
Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết là gì? Pháp luật dân sự quy định thế nào về trách nhiệm bồi thường của người gây ra thiệt hại?
Tình thế cấp thiết là gì?
Điều 23 Bộ luật hình sư 2015 quy định: Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.
Khoản 1 Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định, Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa trực tiếp lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải có hành động gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn.
Pháp luật hình sự quy định hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không bị coi là tội phạm. Tuy nhiên, trách nhiệm hình sự là trách nhiệm của người thực hiện hành vi phạm tội với Nhà nước, còn trách nhiệm dân sự ( bồi thường ) là trách nhiệm giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại.
Xem thêm:Chủ thể phải bồi thường trong trường hợp xảy ra tình thế cấp thiết là ai?
Căn cứ xác định hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết
Người gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải bồi thường khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
– Có nguy cơ thực tế đe dọa cho lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Nguy cơ gây thiệt hại đối với lợi ích được pháp luật bảo vệ có thể xuất phát từ hành vi trái pháp luật của con người, tác động của thiên nhân, súc vật tấn công,..
– Nguy cơ có thực, phải đang bắt đầu, đang diễn ra và chưa kết thúc.
– Nguy cơ đang đe dọa lợi ích được pháp luật bảo vệ là những lợi ích hợp pháp.
– Việc gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết là biện pháp tốt nhất để ngăn chặn thiệt hại có nguy cơ xảy ra.
– Thiệt hại trong tình thế cấp thiết phải nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Khi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết, bản thân người gây thiệt hại phải cân nhắc, tính toán giữa một bên là hậu quả có thể xảy ra cho đối tượng được pháp luật bảo vệ khi có nguy cơ đe dọa gây thiệt hại với thiệt hại mà mình sẽ gây ra trong tình thế cấp thiết.
Xem thêm: Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết
Trong trường hợp người gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết nhưng có sự sai lầm trong việc đánh giá hậu quả của nguy cơ đe dọa với thiệt hại sẽ xảy ra, do đó gây ra thiệt hại lớn hơn thiệt hại cần ngăn ngừa thì theo Khoản 1 Điều 595 BLDS người gây thiệt hại phải bồi thường phần thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết cho người bị thiệt hại.
Trong trường hợp này, lỗi của người gây thiệt hại được xác đinh là lỗi đối với phần vượt quá nên họ chỉ phải bồi thường thiệt hại đối với phần vượt quá.
Theo khoản 2 Điều 595 BLDS, Người đã gây ra tình thế cấp thiết dẫn đến thiệt hại xảy ra thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Mặc dù bản thân người này không phải là người trực tiếp gây thiệt hại cho các lợi ích được pháp luật bảo vệ nhưng họ là người đã tạo ra nguy cơ đe dọa gây thiệt hại cho các lợi ích đó. Do vậy, họ phải là người chịu trách nhiệm bồi thường.
Trong trường hợp tình thế cấp thiết do thiên nhiên mang lại thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với thiệt hại xảy ra trong tình thế đó không đặt ra mà phải coi là rủi ro mà bản thân người bị thiệt hại phải gánh chịu.
Trên đây là nội dung Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.
Xem thêm: Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
Các trường hợp được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
Pháp luật về bảo hiểm quy định các trường hợp được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để bảo đảm [...]
Phân biệt lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn
Lãi suất là tỷ lệ phần trăm nhất định sinh ra từ giao dịch cho vay giữa các bên. Vậy có điểm gì khác nhau giữa lãi [...]