Các biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam
CÁC BIỆN PHÁP TỰ VỆ TRONG NHẬP KHẨU HÀNG HÓA NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM
Luật quản lý ngoại thương năm 2017 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2018. Sự ra đời của Luật quản lý ngoại thương đã tạo cơ sở pháp lý để thúc đẩy phát triển hội nhập quốc tế, thúc đẩy ngành xuất nhập khẩu phát triển đồng thời tạo cơ chế bảo vệ các ngành sản xuất trong nước trước hàng hóa nhập khẩu nước ngoài. Bài viết này sẽ giới thiệu đến quy bạn đọc các biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam được quy định trong Luật quản lý ngoại thương năm 2017.
Biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam là gì ?
Tự vệ là một trong ba biện pháp phòng vệ thương mại (hai biện pháp khác là chống bán phá giá và chống trợ cấp) được Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép sử dụng để bảo vệ sản xuất trong nước khi có sự gia tăng của hàng nhập khẩu và sự gia tăng đó đã và đang gây ra (hoặc có thể gây ra) thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất trong nước. Theo wikipedia thì “biện pháp tự vệ (tiếng Anh: safeguard measures) là việc tạm thời hạn chế nhập khẩu đối với một hoặc một số loại hàng hoá khi việc nhập khẩu chúng tăng nhanh gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước. Biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng đối với hàng hoá, không áp dụng đối với dịch vụ, đầu tư hay sở hữu trí tuệ”.
Khoản 1 Điều 91 Luật quản lý ngoại thương 2017 đưa ra định nghĩa về biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vàoViệt Namnhư sau: Biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam (sau đây gọi là biện pháp tự vệ) là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được nhập khẩu quá mức vào Việt Nam gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước.
Như vậy, từ những phân tích ở trên, chúng ta xác định được đây là một biện pháp nhằm bảo vệ ngành sản xuất trong nước trước sự nhập khẩu quá mức của hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam. Điều kiện để áp dụng là phải có sự nhập khẩu quá mức và gây ra thiệt hại hoặc đe dạo gây ra thiệt hại nghiệm trọng cho ngành sản xuất trong nước có mặt hàng tương tự hoặc đang cạnh tranh trực tiếp trên thị trường với hàng nhập khẩu ở Việt Nam.
Các biện pháp tự vệ theo pháp luật Việt Nam
Hiện nay, khoản 2 Điều 91 Luật quản lý ngoại thương năm 2017 quy định cụ thể các biện pháp tự vệ, cụ thể có các biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam như sau:
(1) Áp dụng thuế tự vệ: Thuế tự vệ là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa quá mức vào Việt Nam gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
(2) Áp dụng hạn ngạch nhập khẩu: Hạn ngạch nhập khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định áp dụng để hạn chế số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam.
Áp dụng biện pháp hạn ngạch nhập khẩu khi hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau đây: (1)Theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;(2) Đối với hàng hóa bảo đảm cân đối vĩ mô, tăng trưởng kinh tế theo từng thời kỳ;(3) Khi nước nhập khẩu áp dụng biện pháp hạn ngạch nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
(3) Áp dụng hạn ngạch thuế quan: Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng để quyết định số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa nhập khẩu với thuế suất ưu đãi hơn so với mức thuế suất ngoài hạn ngạch.
Đối với biện pháp này, cần lưu ý là không áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa được dùng để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu.
(4) Cấp giấy phép nhập khẩu: Giấy phép nhập khẩu là Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của một nước cho phép mặt hàng nhất định được đưa vào lãnh thổ của nước đó. Như vậy, đói với hàng một số loại hàng hóa, khi muốn nhập khẩu vào Việt Nam sẽ cần phải có giấy phép nhập khẩu do Bộ Công thương hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác cấp.
(5) Các biện pháp tự vệ khác. Ngoài 4 biện pháp như đã phân tích ở trên, Luật ngoại thương năm 2017 còn để ngỏ các biện pháp tự vệ khác. Đây là quy định nhằm khi không thể áp dụng các biện pháp tự vệ ở trên, căn cứ vào tình hình thực tế, cơ quan có thẩm quyền có thể lựa chọn và áp dụng một biện pháp tự vệ khác chưa đươc quy định cụ thể trong luật đối với hàng hóa nhập khẩu quá mức vào Việt Nam gây thiệt hại hoặc đe dạo thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước mà không vi phạm pháp luật.
Xem thêm: Điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu
Trên đây là những quy định của pháp luật về các biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam. Lawkey gửi đến bạn đọc!
Giấy chứng nhận vốn góp theo quy định mới 2021
Qua bài viết dưới đây, Lawkey sẽ chia sẻ cùng bạn đọc các quy định về giấy chứng nhận phần vốn góp theo quy định [...]
Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp
Theo quy định tại khoản 1 Điều 87 Luật quản lý ngoại thương thì “Việc điều tra áp dụng biện pháp chống trợ cấp được [...]