Các chế độ áp dụng đối với học viên tại cơ sở cai nghiện bắt buộc
Người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được đảm bảo về chế độ ăn, ở, học tập, lao động,.. Cụ thể các chế độ áp dụng đối với học viên tại cơ sở cai nghiện bắt buộc bao gồm:
Chế độ cai nghiện, chăm sóc sức khỏe
Học viên trong cơ sở cai nghiện bắt buộc được hưởng chế độ cai nghiện và chăm sóc sức khỏe theo quy định tại Điều 23 Nghị định 221/2013/NĐ-CP. Cụ thể:
Về việc cai nghiện
Học viên được sàng lọc, đánh giá mức độ nghiện để xây dựng và thực hiện kế hoạch cai nghiện phù hợp. Học viên được tư vấn, được tham gia sinh hoạt nhóm nhằm giúp họ thay đổi hành vi, nâng cao kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết tình huống gặp phải trong quá trình cai nghiện và kỹ năng phòng chống tái nghiện.
Học viên được điều trị cắt cơn, giải độc; điều trị rối loạn tâm thần và điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội.
Về việc chăm sóc sức khỏe
Học viên được lập hồ sơ theo dõi sức khỏe và định kỳ 06 tháng được khám, kiểm tra sức khỏe. Việc khám sức khỏe định kỳ phải được lập thành phiếu khám sức khỏe và được lưu trong hồ sơ theo dõi sức khỏe.
Học viên bị ốm nặng hoặc mắc bệnh hiểm nghèo vượt quá khả năng điều trị của cơ sở cai nghiện bắt buộc thì được chuyển tới cơ sở y tế hoặc đưa về gia đình để chữa trị, chăm sóc. Chi phí điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do bản thân học viên hoặc gia đình học viên tự thanh toán.
Xem thêm: Chế độ khám chữa bệnh cho trại viên tại cơ sở giáo dục bắt buộc
Chế độ ăn, mặc và sinh hoạt
Việc ăn, mặc và sinh hoạt của học viên cũng được bảo đảm theo quy định tại Điều 24 Nghị định 221/2013/NĐ-CP. Cụ thể:
Chế độ | Nội dung của chế độ |
Chế độ ăn | – Định mức tiền ăn hàng tháng của học viên là 0,8 mức lương cơ sở. – Ngày lễ, Tết dương lịch học viên được ăn thêm không quá 03 lần tiêu chuẩn ngày thường; các ngày Tết nguyên đán học viên được ăn thêm không quá 05 lần tiêu chuẩn ngày thường; chế độ ăn đối với học viên bị ốm do Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc quyết định theo chỉ định của cán bộ y tế điều trị, nhưng không thấp hơn 03 lần tiêu chuẩn ngày thường. |
Chế độ mặc | Định mức tiền chăn, màn, chiếu, gối, quần áo, đồ dùng sinh hoạt cá nhân và băng vệ sinh đối với học viên nữ hàng năm của học viên là 0,9 mức lương cơ sở |
Chế độ sinh hoạt | Cơ sở cai nghiện bắt buộc tổ chức tiếp sóng các chương trình thời sự trên hệ thống truyền thanh, truyền hình để học viên được tiếp cận các thông tin cần thiết hàng ngày; tổ chức cho học viên tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, đọc sách, báo, xem truyền hình và các hoạt động vui chơi giải trí khác ngoài thời gian học tập và lao động. Căn cứ quy mô và điều kiện, cơ sở cai nghiện bắt buộc xây dựng tủ sách và phòng đọc cho học viên, định kỳ hàng tháng, hàng quý tổ chức giao lưu văn nghệ giữa các tổ, đội. |
Xem thêm: Chế độ ăn ở và sinh hoạt của học sinh trong trường giáo dưỡng
Chế độ sinh hoạt đối với trại viên trong cơ sở giáo dục bắt buộc
Chế độ văn hóa
Bên cạnh việc cai nghiện thì chế độ văn hóa cho học viên cũng được chú trọng, cụ thể quy định tại Điều 25 Nghị định 221/2013/NĐ-CP:
Học viên được tham gia các lớp học văn hóa phù hợp với trình độ của mình. Căn cứ vào khả năng và điều kiện thực tế, cơ sở cai nghiện bắt buộc tổ chức dạy văn hóa theo quy định của pháp luật. Cơ sở cai nghiện bắt buộc có trách nhiệm tổ chức các lớp học xóa mù chữ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bên cạnh đó, cơ sở cai nghiện bắt buộc phối hợp với cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo tại địa phương tổ chức thi học kỳ, kết thúc năm học, chuyển cấp, tuyển chọn học sinh giỏi và cấp văn bằng chứng chỉ học văn hóa theo định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Sổ điểm, học bạ, hồ sơ và các biểu mẫu liên quan đến việc học văn hóa ở cơ sở cai nghiện bắt buộc thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Chế độ học nghề
Học viên chưa có nghề hoặc có nghề nhưng không phù hợp thì được tham gia học nghề theo quy định tại Điều 26 Nghị định 221/2013/NĐ-CP.
Cơ sở cai nghiện bắt buộc thực hiện hoạt động dạy nghề khi có đủ các điều kiện cần thiết về diện tích phòng học, diện tích nhà xưởng, thiết bị dạy nghề, đội ngũ giáo viên, chương trình, giáo trình và được Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề.
Trường hợp không đảm bảo các điều kiện dạy nghề nêu trên, cơ sở cai nghiện bắt buộc được phép tổ chức liên kết đào tạo với các trường dạy nghề, các cơ sở dạy nghề khác tại địa phương.
Chế độ lao động
Lao động trị liệu đối với học viên tại cơ sở cai nghiện nhằm mục đích trị liệu, giúp học viên nhận thức được giá trị của lao động, rèn luyện tay nghề và phục hồi kỹ năng lao động đã bị suy giảm do nghiện ma túy theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định 136/2016/NĐ-CP.
– Học viên được nghỉ lao động trị liệu trong các ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ, tết theo quy định của pháp luật. Thời gian lao động trị liệu của học viên không quá 04 giờ/ngày. Không tổ chức lao động trị liệu cho học viên trong thời gian cắt cơn giải độc.
– Học viên tham gia lao động trị liệu được phân công công việc phù hợp với sức khỏe, độ tuổi và giới tính.
– Học viên có nhu cầu và tự nguyện lao động để có thu nhập thì cơ sở cai nghiện tổ chức cho học viên lao động, việc tổ chức lao động phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lao động.
– Học viên tham gia lao động trị liệu, lao động tự nguyện được hưởng thành quả lao động phù hợp với kết quả lao động của họ.
Xem thêm: Chế độ lao động của trại viên trong cơ sở giáo dục bắt buộc
Quy định về chế độ lao động của học sinh trường giáo dưỡng
Chế độ thăm, gặp thân nhân
Học viên được quyền thăm gặp thân nhân tại phòng thăm gặp của cơ sở cai nghiện bắt buộc, một tuần một lần, mỗi lần không quá 02 giờ và tối đa không quá 03 thân nhân. Trường hợp gặp lâu hơn phải được Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc đồng ý và tối đa không quá 04 giờ.
Học viên có vợ hoặc chồng, được Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc xem xét, cho phép thăm gặp tại phòng riêng của cơ sở cai nghiện bắt buộc một lần trong tháng và tối đa không quá 48 giờ cho một lần gặp. Căn cứ quy mô và điều kiện, cơ sở cai nghiện xây dựng phòng để học viên thăm gặp gia đình.
Chế độ chịu tang
Khi có bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con chết thì học viên được phép về để chịu tang. Thời gian về chịu tang tối đa không quá 05 ngày, không kể thời gian đi đường và được tính vào thời hạn chấp hành quyết định.
Gia đình học viên phải làm đơn đề nghị cho học viên về chịu tang có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi học viên cư trú gửi Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Việc giao và nhận học viên giữa cơ sở cai nghiện bắt buộc với gia đình phải được lập thành biên bản ghi rõ họ tên học viên, thời gian, họ tên người giao, họ tên người nhận, biên bản lập thành 02 bản mỗi bên giữ một bản.
Xem thêm: Chế độ khen thưởng và xử lý vi phạm đối với học sinh trường giáo dưỡng
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Các chế độ áp dụng đối với học viên tại cơ sở cai nghiện bắt buộc” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Luật giá 2012
Luật giá QUỐC HỘI ——– CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— [...]
- Quyết định 63/2005/QĐ-BTC về Chế độ kế toán Quỹ Đầu tư chứng khoán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Thông tư 28/2020/TT-BCA trình tự, thủ tục tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm
- Thông tư 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP Thông tư liên tịch Hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình
Nghị định 92/2016/NĐ-CP Ngành nghề kinh doanh có điều kiện hàng không dân dụng
Nghị định 92/2016/NĐ-CP Quy định về các Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng CHÍNH PHỦ [...]
- Tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức tín dụng Việt Nam
- Thông tư 232/2012/TT-BTC hướng dẫn kế toán áp dụng đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm và chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định về bồi thường, hỗ trợ; tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất