Các hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp đầu tư vào Việt Nam
Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp đầu tư vào Việt Nam được thực hiện như thế nào theo quy định pháp luật hiện hành? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Các hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp đầu tư vào Việt Nam
Tại Điều 25 Luật Đầu tư 2020 quy định cá chình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp đầu tư vào Việt Nam như sau:
♦ Nhà đầu tư được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:
- Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;
- Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
- Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 25 Luật Đầu tư 2020.
♦ Nhà đầu tư mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:
- Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;
- Mua phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;
- Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;
- Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 25 Luật Đầu tư 2020.
Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp đầu tư vào Việt Nam
♦ Nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế phải đáp ứng các điều kiện và thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.
♦ Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế trước khi thay đổi thành viên, cổ đông nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp làm tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức kinh tế kinh doanh ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài;
Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp dẫn đến việc nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2020 nắm giữ trên 50% vốn điều lệ của tổ chức kinh tế trong các trường hợp: tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài từ dưới hoặc bằng 50% lên trên 50%; tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu trên 50% vốn điều lệ trong tổ chức kinh tế;
Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.
♦ Nhà đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Đầu tư 2020 thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật có liên quan khi góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế. Trường hợp có nhu cầu đăng ký việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế, nhà đầu tư thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Đầu tư 2020.
(Theo Điều 26 Luật Đầu tư 2020)
>>Xem thêm: Quy định về việc góp vốn điều lệ thành lập công ty
Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.
Để thành lập doanh nghiệp cần những điều kiện gì?
Tùy theo mỗi loại hình doanh nghiệp thì có những điều kiện thành lập riêng nhất định, vậy để thành lập doanh nghiệp [...]
Khi nào chi nhánh thương nhân nước ngoài không được cấp Giấy phép thành lập?
Chi nhánh thương nhân nước ngoài không được cấp Giấy phép thành lập trong những trường hợp nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu [...]