Các loại báo cáo đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Doanh nghiệp FDI hoạt động đầu tư tại Việt Nam cần thực hiện những loại báo báo nào? Các loại báo cáo lĩnh vực đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn nước ngoài?
Báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam
Điều 72 Luật Đầu tư quy định Nhà đầu tư, tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư thực hiện báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam định kỳ hằng quý, hằng năm.
Theo đó, nhà đầu tư, tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư báo cáo cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan thống kê trên địa bàn về tình hình thực hiện dự án đầu tư, gồm các nội dung sau: vốn đầu tư thực hiện, kết quả hoạt động đầu tư kinh doanh, thông tin về lao động, nộp ngân sách nhà nước, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, xử lý và bảo vệ môi trường, các chỉ tiêu chuyên ngành theo lĩnh vực hoạt động.
Thời hạn báo cáo
Đối với báo cáo quý: thực hiện trước ngày 10 của tháng đầu quý sau quý báo cáo, gồm các nội dung: vốn đầu tư thực hiện, doanh thu thuần, xuất khẩu, nhập khẩu, lao động, thuế và các khoản nộp ngân sách, tình hình sử dụng đất, mặt nước.
Đối với báo cáo năm: thực hiện trước ngày 31 tháng 3 năm sau của năm báo cáo, gồm các chỉ tiêu của báo cáo quý và chỉ tiêu về lợi nhuận, thu nhập của người lao động, các khoản chi và đầu tư cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, xử lý và bảo vệ môi trường, nguồn gốc công nghệ sử dụng.
Báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư
Điều 100.8 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định Nhà đầu tư các dự án FDI lập và gửi cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan đầu mối thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư của địa phương nơi thực hiện dự án đầu tư Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ: 6 tháng và cả năm.
Thời hạn báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư được quy định tại Điều 100.11 Nghị định 29/2021/NĐ-CP như sau:
– Đối với báo cáo 6 tháng: Gửi báo cáo trước ngày 10 tháng 7 của năm báo cáo.
– Đối với báo cáo cả năm: Gửi báo cáo trước ngày 10 tháng 02 năm sau.
Báo cáo tình hình hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt đông liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa
Điều 40.1.a Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định doanh nghiệp FDI có nghĩa vụ báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, hoạt động của cơ sở bán lẻ theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Cụ thể, định kỳ hàng năm, trước ngày 31 tháng 01, doanh nghiệp FDI có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa theo Mẫu.
Bên cạnh các báo cáo trên, doanh nghiệp FDI còn cần thực hiện cả các loại báo cáo áp dụng chung cho mọi loại hình doanh nghiệp trong các lĩnh vực như lao động, kế toán…
Trên đây là nội dung Các loại báo cáo lĩnh vực đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn nước ngoài Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.
Xem thêm:Chế độ báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam theo quy định mới nhất
Thống kê, báo cáo tai nạn lao động của doanh nghiệp hiện nay
Hợp đồng mượn tài sản và hợp đồng vay tài sản theo quy định hiện nay
Hợp đồng mượn tài sản và hợp đồng vay tài sản được pháp luật dân sự quy định thế nào? Hai loại hợp đồng này [...]
Hình thức kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng
Căn cứ vào thực trạng, mức độ rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc [...]