Các nguyên tắc kế toán cơ bản là gì?
Các nguyên tắc kế toán cơ bản nằm trong chuẩn mực kế toán chung mà nhân viên kế toán cần tuân thủ khi lập báo cáo tài chính cho doanh nghiệp.
Các nguyên tắc kế toán cơ bản bao gồm: (1) Cơ sở dồn tích; (2) Hoạt động liên tục; (3) Giá gốc; (4) Phù hợp; (5) Nhất quán; (6) Thận trọng; (7) Trọng yếu.
Nội dung cụ thể của từng nguyên tắc như sau:
1.Cơ sở dồn tích
– Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền.
– Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
2.Hoạt động liên tục
– Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, nghĩa là doanh nghiệp không có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình.
– Trường hợp thực tế khác với giả định hoạt động liên tục thì báo cáo tài chính phải lập trên một cơ sở khác và phải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập báo cáo tài chính.
3.Giá gốc
– Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc.
– Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận.
– Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể.
4.Phù hợp
– Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau.
– Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó.
– Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó.
5. Nhất quán
– Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm.
– Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.
6.Thận trọng
– Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn.
– Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:
+ Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn;
+ Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập;
+ Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí;
+ Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.
7.Trọng yếu
– Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính.
– Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể.
– Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cả phương diện định lượng và định tính.
>>>Xem thêm Chuẩn mực kế toán là gì? Ý nghĩa của chuẩn mực kế toán?
Thời gian, phương pháp trích khấu hao TSCĐ đối với TSCĐ mới phát sinh trong CTCP
Doanh nghiệp tự quyết định thời gian, phương pháp khấu trừ khấu hao TSCĐ theo quy định và phải đăng ký phương pháp trích [...]
Các loại Thuế, lệ phí với trường mầm non tư thục gồm những gì
Các loại thuế, lệ phí đối với trường mầm non tư thục bao gồm lệ phí môn bài và thuế thu nhập doanh nghiệp. Doanh nghiệp [...]