Các trường hợp miễn, giảm lệ phí đăng ký nuôi con nuôi
Theo quy định hiện nay thì các trường hợp miễn, giảm lệ phí đăng ký nuôi con nuôi? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi gồm những khoản nào?
Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 114/2016/NĐ-CP thì lệ phí đăng ký nuôi con nuôi bao gồm:
- Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước là lệ phí thu đối với trường hợp công dân Việt Nam thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi là công dân Việt Nam thường trú ở Việt Nam.
- Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài là lệ phí thu đối với trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi là công dân Việt Nam; người nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới của nước láng giềng nhận trẻ em Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới của Việt Nam làm con nuôi.
- Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài là lệ phí thu đối với trường hợp công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài nhận con nuôi là công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài.
Các trường hợp miễn, giảm lệ phí đăng ký nuôi con nuôi
Các trường hợp miễn, giảm lệ phí đăng ký nuôi con nuôi theo Điều 4 Nghị định 114/2016/NĐ-CP như sau:
♣ Miễn lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước đối với các trường hợp sau:
- Cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi;
- Người nhận các trẻ em sau đây làm con nuôi: Trẻ khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo theo quy định của Luật Nuôi con nuôi và văn bản hướng dẫn;
- Người có công với cách mạng nhận con nuôi.
♣ Giảm lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài đối với các trường hợp sau:
- Cha dượng, mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi được giảm 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài;
- Nhận hai trẻ em trở lên là anh chị em ruột làm con nuôi thì từ trẻ em thứ hai trở đi được giảm 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài;
- Trường hợp nhận con nuôi thuộc cả hai trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 4 Nghị định 114/2016/NĐ-CP thì người nộp lệ phí được lựa chọn áp dụng mức giảm lệ phí theo quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 2 Điều 4 Nghị định 114/2016/NĐ-CP.
♣ Miễn lệ phí đăng ký nuôi con nuôi đối với trường hợp đăng ký lại việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi.
Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi
Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi theo Điều 6 Nghị định 114/2016/NĐ-CP như sau:
♣ Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi:
Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước: 400.000 đồng/trường hợp.
Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi đối với trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận con nuôi là công dân Việt Nam: 9.000.000 đồng/trường hợp.
Mức thu lệ phí thu đối với trường hợp người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi là công dân Việt Nam: 4.500.000 đồng/trường hợp.
Mức thu lệ phí thu đối với trường hợp người nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới của nước láng giềng nhận trẻ em Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới của Việt Nam làm con nuôi: 4.500.000 đồng/trường hợp.
Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài: 150 đô la Mỹ/trường hợp. Mức lệ phí này được quy đổi ra đồng tiền của nước sở tại theo tỷ giá bán ra của đồng đô la Mỹ do ngân hàng nơi cơ quan đại diện Việt Nam ở nước đó mở tài khoản công bố.
♣ Mức thu lệ phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài như sau:
- Lệ phí cấp giấy phép lần đầu: 65.000.000 đồng/giấy phép;
- Lệ phí cấp gia hạn giấy phép: 35.000.000 đồng/giấy phép.
>>Xem thêm: Xin xác nhận thông tin về cư trú ở đâu?
Trên đây là bài viết về: Các trường hợp miễn, giảm lệ phí đăng ký nuôi con nuôi. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.
Người nước ngoài có được mua chung cư tại Việt Nam?
Nhiều người nước ngoài sinh sống, làm việc tại Việt Nam muốn sở hữu riêng cho mình không gian sống ổn định. Người [...]
Điều kiện để trở thành thành viên tổ hợp tác mới nhất
Tổ hợp tác là tổ chức được thành lập trên cơ sở hợp đồng hợp tác của 02 cá nhân, pháp nhân trở lên. Điều kiện [...]