Căn cứ hủy việc kết hôn trái pháp luật theo quy định hiện nay
Việc kết hôn phải đáp ứng các điều kiện nhất định của pháp luật. Khi không đáp ứng một trong các điều kiện đó thì bị coi là kết hôn trái pháp luật. Dưới đây là các căn cứ hủy việc kết hôn trái pháp luật theo quy định hiện nay.
Khi giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, Tòa án phải căn cứ vào điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình 2014 để xem xét, quyết định xử lý việc kết hôn trái pháp luật và lưu ý một số điểm quy định tại Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP như sau:
Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên
Đây là điều kiện đầu tiên để nam, nữ đăng ký kết hôn. Là trường hợp nam đã đủ hai mươi tuổi, nữ đã đủ mười tám tuổi trở lên và được xác định theo ngày, tháng, năm sinh.
Trường hợp không xác định được ngày sinh, tháng sinh thì thực hiện như sau:
– Nếu xác định được năm sinh nhưng không xác định được tháng sinh thì tháng sinh được xác định là tháng một của năm sinh;
– Nếu xác định được năm sinh, tháng sinh nhưng không xác định được ngày sinh thì ngày sinh được xác định là ngày mùng một của tháng sinh.
Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định
Nam, nữ đáp ứng độ tuổi theo quy định trên khi đăng ký kết hôn phải hoàn toàn tự nguyện. Tức là nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau hoàn toàn tự do theo ý chí của họ.
Khi thuộc trường hợp dưới đây thì bị coi kết hôn trái pháp luật:
– Một bên ép buộc nên buộc bên bị ép buộc đồng ý kết hôn;
– Một bên hoặc cả hai bên nam và nữ bị người khác cưỡng ép buộc người bị cưỡng ép kết hôn trái với nguyện vọng của họ.
Lừa dối kết hôn
Hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch và dẫn đến việc đồng ý kết hôn; nếu không có hành vi này thì bên bị lừa dối đã không đồng ý kết hôn.
Theo đó, việc lừa dối kết hôn chính là một trong những căn cứ để có thể yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật này.
Người đang có vợ hoặc có chồng
Người thuộc một trong các trường hợp được coi là người đang có vợ hoặc chồng:
– Người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nhưng chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết;
– Người xác lập quan hệ vợ chồng với người khác trước ngày 03-01-1987 mà chưa đăng ký kết hôn và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết;
– Người đã kết hôn với người khác vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình nhưng đã được Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết.
Xem thêm: Quy định về kết hôn theo Luật hôn nhân và gia đình
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Căn cứ hủy việc kết hôn trái pháp luật theo quy định hiện nay” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Quy định pháp luật hiện hành về xử lý kết hôn trái pháp luật
Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng [...]
Hôn nhân chấm dứt khi nào?
Theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình thì hôn nhân chấm dứt khi nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết [...]