Phân biệt cấp đổi sổ đỏ và đính chính sổ đỏ
Cấp đổi sổ đỏ và đính chính sổ đỏ khác nhau như thế nào? Trường hợp nào thì thực hiện thủ tục cấp đổi sổ đỏ, trường hợp nào thì thực hiện thủ tục đính chính sổ đỏ?
Hai thủ tục hành chính có sự khác biệt như sau:
Tiêu chí | Cấp đổi | Đính chính |
Căn cứ pháp lý | – Theo khoản 1 Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP | – Theo khoản 1 Điều 106 Luật Đất đai 2013 – Điều 86 Nghị định 43/2014/NĐ-CP |
Trường hợp áp dụng | Cấp đổi Sổ đỏ được thực hiện khi thuộc một trong bốn trường hợp sau: – Có nhu cầu đổi Sổ đỏ được cấp trước ngày 10/12/2009 sang Sổ đỏ mới (mẫu mới đang áp dụng); – Sổ đỏ đã cấp bị ố, nhòe, rách, hư hỏng; – Do thực hiện dồn điền, đổi thửa, đo đạc xác định lại diện tích, kích thước thửa đất; – Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà trong Sổ đỏ chỉ ghi họ, tên vợ hoặc chồng, nay có yêu cầu cấp đổi để ghi họ, tên của cả vợ và chồng. | – Khi Sổ đỏ có sai sót thông tin trong trường hợp: + Có sai sót thông tin về tên gọi, giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân, địa chỉ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất so với giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân tại thời điểm cấp Sổ đỏ của người đó; + Có sai sót thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với hồ sơ kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan đăng ký đất đai kiểm tra xác nhận.
|
Hồ sơ | Theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, người sử dụng đất có thuộc một trong bốn trường hợp trên phải chuẩn bị hồ sơ cấp đổi Sổ đỏ, gồm: – Đơn đề nghị cấp đổi Sổ đỏ theo Mẫu số 10/ĐK; – Bản gốc Sổ đỏ đã cấp; – Bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thay cho bản gốc Sổ đỏ đã cấp đối với trường hợp cấp đổi Sổ đỏ sau khi dồn điền đổi thửa, đo đạc lập bản đồ địa chính mà Sổ đỏ đã cấp đang thế chấp tại tổ chức tín dụng.
| Theo khoản 1 Điều 86 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, đính chính Sổ đỏ được chia làm 02 trường hợp: – Trường hợp 1: Sai sót do lỗi của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp hồ sơ gồm: + Đơn đề nghị để được đính chính. + Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp. (Khoản 3 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT) – Trường hợp 2: Văn phòng đăng ký đất đai phát hiện Sổ đỏ đã cấp có sai sót thì thông báo cho người sử dụng đất biết và yêu cầu người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp Sổ đỏ đã cấp để thực hiện đính chính (không cần có đơn đề nghị, chỉ cần nộp lại Sổ đỏ đã cấp có sai sót).
|
Trình tự thực hiện | Bước 1: Nộp hồ sơ – Người sử dụng đất chuẩn bị một bộ hồ sơ như trên và gửi tới Văn phòng đăng ký đất đai tại huyện. Nếu địa phương chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện hoặc nộp hồ sơ tại UBND xã nơi có đất. Trong thời hạn luật định, UBND xã sẽ gửi hồ sơ hợp lệ tới cơ quan có thẩm quyền để cấp đổi sổ đỏ. Bước 2: Thẩm định hồ sơ Cơ quan có thẩm quyền thực hiện: – Kiểm tra hồ sơ, xác nhận vào đơn đề nghị về lý do cấp đổi Giấy chứng nhận; – Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; – Cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai. Bước 3: Trả sổ đỏ đã được cấp đổi cho người sử dụng đất
| Bước 1: Nộp hồ sơ – Nộp Sổ đỏ có sai sót; – Phải nộp thêm đơn đề nghị để được đính chính nếu sai sót do lỗi của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất. Bước 2. Tiếp nhận và giải quyết – Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra; lập biên bản kết luận về nội dung và nguyên nhân sai sót; lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền thực hiện đính chính vào Sổ đỏ có sai sót; – Chỉnh lý nội dung sai sót vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai. Bước 3: Trả sổ đỏ đã được đính chính cho người sử dụng đất
|
Thời hạn giải quyết | Theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP thời hạn thực hiện việc cấp đổi Sổ đỏ như sau: – Không quá 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 17 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. – Không quá 50 ngày với trường hợp cấp đổi đồng loạt cho nhiều người sử dụng đất do đo vẽ lại bản đồ. | Theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP thời hạn thực hiện việc đính chính Sổ đỏ như sau: – Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 20 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. |
>>Xem thêm: Đất nhỏ hơn hạn mức công nhận đất ở có được cấp sổ đỏ
Được miễn, giảm tiền sử dụng đất mấy lần theo luật hiện hành?
Trên đây là tư vấn của LawKey về Phân biệt cấp đổi sổ đỏ và đính chính sổ đỏ. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ với LawKey để được tư vấn, giải đáp.
Đất BHK là đất gì?
Đất BHK ghi trên sổ đỏ là đất gì? Đất BHK thuộc nhóm đất nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Đất [...]
Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp hiện nay
Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp được quy định như thế nào? Với mỗi loại đất khác nhau thì thời hạn sử dụng [...]
- Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật
- Trình tự, thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp đã chuyển quyền sử dụng đất nhưng chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền theo quy định
- Căn cứ tính tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai