Cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng
CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA GIÁP LƯNG
Nghị định 31/2018/NĐ-CPngày 18/03/2018 Quy định chi tiết Luật quản lý ngoại thươngvề xuất xứ hàng hóa có quy định về giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng, giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ. Bài viết này sẽ giới thiêu các quy định pháp luật liên qua đến giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng.
1.Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng là gì?
Khoản 5 Điều 3 Nghị định 31/2018/NĐ-CP đã giải thích nghĩa của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng như sau: “Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng là Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, được cấp bởi nước thành viên xuất khẩu trung gian dựa trên Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa của nước thành viên xuất khẩu đầu tiên”.
Từ định nghĩa trên, chúng ta nhận thấy rằng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng thực chất chính là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Trên cơ sở giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa của nước thành viên xuất khẩu đầu tiên, nước thành viên xuất khẩu trung gian sẽ cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng.
Để làm rõ hơn quy định về giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng, khoản 1 Điều 20 Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy định như sau: “Đối với hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan, sau đó đưa từ kho ngoại quan ra nước ngoài, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xem xét cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập”. Trên cơ sở quy định này, nhà làm luật đã xác định đối tượng được cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng là hàng nước ngoài được đưa vào kho quan ngoại, sau đó đưa từ kho quan ngoại ra nước ngoài. Có thể hiểu đơn giản là hàng từ nước A đi vào kho quan ngoại nước B, sau đó hàng của nước A từ kho quan ngoại của nước B đi sang nước C. Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xem xét cấp giấy chứng nhận hàng hóa giáp lưng theo quy định của Điều ước quốc tế mà nước đó là thành viên.
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ở Việt Nam có thẩm quyền xem xét cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng đối với hàng hóa nước ngoài đi vào kho quan ngoại, sau đó từ kho quan ngoại ra nước ngoài theo các quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
2.Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng.
a.Hồ sơ cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng.
Hiện nay, theo quy định của pháp luật, một bộ hồ sơ cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng bao gồm các giấy tờ sau đây:
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng của thương nhân theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 31/2018/NĐ-CP;
– Mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã được khai hoàn chỉnh và đánh dấu “Back to Back C/O”;
– Bản gốc Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa do nước thành viên xuất khẩu đầu tiên cấp;
– Bản sao vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải tương đương (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
– Bản sao Tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan có xác nhận của cơ quan hải quan (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân).
b.Thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 20 nghị định 31/2018/NĐ-CP thì “Thời gian trả kết quả cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều 16 Nghị định này.”.Theo đó, đối với trường hợp nộp hồ sơ quan mạng điện tử, trong thời hạn 6 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền thông báo kết quả xét duyệt hồ sơ cho thương nhân qua hệ thống điện tử. Sau khi hồ sơ đã được chấp thuận, trong thời hạn 2 giờ làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị của thương nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trả kết quả cấp giấy chứng xuất xứ hàng hóa giáp lưng dưới dạng bản giấy.
Trường hợp thương nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng trực tiếp tại trụ sở của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thì trong thời hạn 8 giờ làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng đầy đủ và hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng cho thương nhân.
Cuối cùng, trường hợp thương nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng qua bưu điện, thời gian trả kết quả cấp giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ là 24 giờ làm việc kể từ khi cơ quan, tổ chức có thẩm nhận được hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ giáp lưng của thương nhận.
Trên đây là những quy định của pháp luật về cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng. Lawkey gửi đến bạn đọc!
Quy định về các hình thức thuê, cho thuê tàu bay
Thuê tàu bay, cho thuê tàu bay là một trong những phương thức phổ biến hiện nay. Vậy pháp luật có những quy định gì về [...]
Sở hữu chung là gì? theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam
Sở hữu chung là một hình thức sở hữu được quy định tại Bộ luật dân sự 2015. Vậy sở hữu chung là gì? Sở hữu chung [...]