Thủ tục cấp phép gia công hàng hóa theo quy định
Theo quy định của pháp luật, đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân chỉ được ký hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài sau khi được Bộ Công Thương cấp phép. Bài viết này sẽ phân tích các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến hồ sơ, quy trình, thủ tục cấp giấy phép gia công hàng hóa.
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép gia công hàng hóa
a) Số lượng: 01 bộ.
b) Thành phần hồ sơ: Theo quy định của Nghị định số 69/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý ngoại thương, cụ thể tại khoản 4 Điều 38 đã hướng dẫn một bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép gia công bao gồm:
– Văn bản đề nghị cấp Giấy phép gia công hàng hóa: Đối với văn bản đề nghị cấp giấy phép gia công hàng hóa cần nêu cụ thể các nội dung quy định tại Điều 39 Nghị định 69/2018/NĐ-CP. Yêu cầu phải nộp 01 bản chính.
– Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Chỉ cần nộp 01 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
– Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh (nếu có): Chỉ cần nộp 01 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
c) Hình thức nộp hồ sơ:
Có 03 hình thức nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép gia công hàng hóa, tổ chức, cá nhân tùy thuộc vào điều kiện của mình có thể lựa chọn một trong các hình thức nộp sau đây:
- Nộp trực tiếp tại Bộ Công thương.
- Nộp thông qua đường bưu điện.
- Nộp trên hệ thống điện tử của Bộ Công thương (Nếu có áp dụng).
2. Quy trình cấp giấy phép gia công hàng hóa
Bao gồm 2 trường hợp: Cấp mới giấy phép gia công hàng hóa và bổ sung, sửa đổi Giấy phép, cấp lại do mất, thất lạc Giấy phép.
2.1. Cấp mới giấy phép gia công hàng hóa
a) Đối với trường hợp hồ sơ không hợp lệ: Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của thương nhân, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu thương nhân hoàn thiện hồ sơ.
b) Đối với trường hợp hồ sơ hợp lệ:
Theo quy định của pháp luật, trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương có văn bản trao đổi ý kiến với bộ, cơ quan ngang bộ liên quan.
Sau khi nhận được văn bản của Bộ Công thương, trong thời hạn 05 ngày làm việc, các cơ Bộ, cơ quan ngang Bộ phải trả lời Bộ Công thương bằng văn bản. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của bộ, cơ quan ngang bộ liên quan, Bộ Công Thương cấp Giấy phép cho thương nhân. Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ Công Thương có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Lưu ý: Trong trường hợp thương nhân có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh mặt hàng nhận gia công cho thương nhân nước ngoài, Bộ Công Thương xem xét cấp Giấy phép cho thương nhân trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, không thực hiện việc trao đổi ý kiến với các bộ, cơ quan ngang bộ liên quan.
2.2. Bổ sung, sửa đổi Giấy phép, cấp lại do mất, thất lạc Giấy phép
Đối với trường hợp bổ sung, sửa đổi Giấy phép, cấp lại do mất, thất lạc Giấy phép, thương nhân gửi văn bản đề nghị và các giấy tờ liên quan đến Bộ Công Thương. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương xem xét điều chỉnh, cấp lại Giấy phép cho thương nhân.
Tìm hiểu thêm: Quy định hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra
Trên đây là những quy định của pháp luật về “Hồ sơ, quy trình, thủ tục cấp giấy phép gia công hàng hóa.”Lawkey gửi đến bạn đọc!
Chỉ định cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu
Chỉ định cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu Luật quản lý ngoại thương năm 2017 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2018. [...]
Hoạt động cho vay phục vụ nhu cầu đời sống của tổ chức tín dụng
Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng chuẩn bị hồ sơ đề nghị vay vốn. Tổ chức tín dụng dựa trên hồ sơ này để quyết [...]