Chậm kê khai thuế có bị xử phạt không theo quy định của pháp luật
Những điều cần biết về vấn đề chậm kê khai thuế có bị xử phạt không theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về thuế
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, cho tôi hỏi, tôi mở cơ sở kinh doanh, nhưng khi đi đăng ký kinh doanh xong không ai hướng dẫn phải đi đăng ký thuế. Sau này được biết phải đi đăng ký thuế nếu không sẽ bị phạt. Như vậy có đúng theo quy định của pháp luật không?
Luật sư tư vấn:
Công ty TNHH Tư vấn LawKey Việt Nam cảm ơn anh/chị đã tin tưởng khi gửi câu hỏi đến LawKey. Với thắc mắc của anh chị, luật sư LawKey tư vấn như sau:
Cơ sở pháp lý:
Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
Thông tư 166/2013/TT-BTC quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế.
Giải quyết vấn đề
Thứ nhất, theo như các thông tin anh/chị cung cấp ở trên thì công ty anh/chị có hành vi chậm kê khai thuế với chi cục thuế. Do đó công ty anh/chị sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này.
Xem thêm: Những điều cần biết về thuế bất thường
Thứ hai, về mức xử phạt do chậm khai thuế
Theo khoản 3 Điều 9 thông tư 166/2013/TT-BTC:
“Phạt tiền 1.400.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không dưới 800.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 2.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 10 ngày đến 20 ngày”.
Theo đó căn cứ vào quy định trên thì nếu như doanh nghiệp anh/chị có tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại Điều 9 luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì doanh nghiệp anh/chị sẽ bị phạt ở mức phạt là 800.000 đồng, còn nếu không có tình tiết giảm nhẹ thì doanh nghiệp anh/chị sẽ xử phạt vi phạm hành chính ở mức phạt là 1.400.000 đồng với điều kiện là không có thêm tình tiết tăng nặng theo quy định tại điều 10 luật xử lý vi phạm hành chính 2012.
“Điều 9. Tình tiết giảm nhẹ
Những tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ:
- Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;
- Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính;
- Vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
- Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;
- Người vi phạm hành chính là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
- Vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra;
- Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu;
- Những tình tiết giảm nhẹ khác do Chính phủ quy định”.
Như vậy, do anh/chị khi đăng kí kinh doanh không ai hướng dẫn đăng kí thuế nên có thể thuộc trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 9 Luật xử lí vi phạm hành chính về tình tiết giảm nhẹ là vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu. Theo đó mức phạt của anh/chị theo quy định pháp luật là 800.000 đồng.
Xem thêm: Các bước tiến hành nộp tờ khai thuế qua mạng hiện nay
Quy định về Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT
Những loại thuế hộ kinh doanh cá thể phải nộp theo quy định pháp luật
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Chậm kê khai thuế có bị xử phạt không theo quy định của pháp luật”. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp.
Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế
Luật quản lý thuế 2019 quy định các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế. Các biện pháp [...]
Thời điểm xuất hóa đơn GTGT khi bán hàng hóa, dịch vụ
Một trong những điều người phụ trách hóa đơn phải biết là thời điểm xuất hóa đơn GTGT khi bán hàng hóa, dịch vụ. [...]