Giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với người lao động chưa chốt sổ bảo hiểm ở công ty cũ
Giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với người lao động chưa chốt sổ bảo hiểm ở công ty cũ
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi làm công ty thứ 1 đóng bảo hiểm được 3 tháng từ tháng 10/2017 đến tháng 12/2017 thì nghỉ làm. Công ty nợ bảo hiểm nên không chốt sổ cho tôi được. Tôi qua công ty thứ 2 thì đóng bảo hiểm bằng số bảo hiểm cũ, đóng từ tháng 1/2018 đến tháng 5/2018. Rồi tôi qua làm công ty thứ 3 và đóng tiếp bảo hiểm từ tháng 6/2018 đến khi sinh con. Thời điểm dự sinh của tôi vào 1/2019.
Vậy cho tôi hỏi tôi có được hưởng chế độ thai sản không vì tôi chưa chốt bảo hiểm 2 công ty cũ. Và làm thế nào để tôi được thanh toán tiền thai sản
Luật sư tư vấn:
Công ty TNHH Tư vấn LawKey Việt Nam cảm ơn chị đã tin tưởng khi gửi câu hỏi đến LawKey. Với thắc mắc của chị, luật sư LawKey tư vấn như sau:
Thứ nhất, căn cứ thông tin chị cung cấp, để được hưởng chế độ thai sản chị phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại Điều 31Luật BHXH 2014. Theo đó:
+ Lao động nữ sinh con phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
+ Riêng lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ cần đáp ứng điều kiện đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
+ Trong trường hợp người lao động thuộc một trong hai trường hợp trên mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản.
Xem thêm: Điều kiện hưởng chế độ thai sản của lao động nữ tại doanh nghiệp
Như vậy, nếu chị đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì chị đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.
Thứ hai, về cách giải quyết đối với trường hợp của chị, luật sư lawkey xin tư vấn như sau:
Xem xét đến hồ sơ hưởng chế độ thai sản sẽ căn cứ vào thời điểm chị sinh con:
+ Nếu thời điểm chị sinh con, chị vẫn tồn tại quan hệ lao động với công ty thì hồ sơ hưởng chế độ thai sản được quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 gồm bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con mà không bao gồm sổ bảo hiểm xã hội.
Hồ sơ được gửi đến cho doanh nghiệp để doanh nghiệp gửi đến cơ quan bảo hiểm xã hội. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và chi trả cho người lao động.
+ Nếu thời điểm chị sinh con, chị đã chấm dứt quan hệ lao động với công ty thì chị sẽ phải tự tiến hành hồ sơ, thủ tục để hưởng chế độ thai sản. Khi đó, hồ sơ bắt buộc phải có sổ bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 1 Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Tuy nhiên, căn cứ thông tin chị cung cấp thì sổ bảo hiểm xã hội của chị vẫn chưa được chốt do công ty thứ nhất đang nợ bảo hiểm xã hội. Do đó, khi sinh con chị sẽ không có đủ thành phần hồ sơ để nộp đến cơ quan bảo hiểm xã hội.
Vì vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, chị có thể yêu cầu công ty thứ nhất chốt sổ bảo hiểm xã hội cho chị. Nếu công ty đó thực sự gặp khó khăn về mặt kinh tế dẫn đến nợ BHXH, BHYT thì chủ doanh nghiệp cam kết trả đủ nợ tiền BHXH để người lao động có thể chốt sổ với cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định tại điểm b Mục 2 Công văn số 2266/BHXH-BT:
“b) Đối với doanh nghiệp thực sự gặp khó khăn nợ BHXH, BHYT, nếu giám đốc doanh nghiệp có văn bản gửi cơ quan BHXH cam kết trả đủ tiền nợ BHXH, BHYT và thực hiện đóng trước BHXH, BHYT đối với người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ BHXH, người lao động thôi việc để giải quyết chế độ BHXH và chốt sổ BHXH, thì giám đốc BHXH tỉnh xem xét, phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội xác nhận thực trạng khó khăn của doanh nghiệp để giải quyết.”
Như vậy, sau khi công ty thứ nhất chốt sổ bạn nộp sổ bảo hiểm thì chị đến công ty thứ hai để công ty đó xác nhận tiếp thời gian tham gia bảo hiểm xã hội cho chị. Cuối cùng, chị nộp sổ bảo hiểm xã hội đến công ty thứ ba, nơi chị tham gia bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ việc để xác nhận thời gian đóng bảo hiểm. Sau khi xác nhận tất cả thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội lên sổ bảo hiểm xã hội, chị nộp sổ bảo hiểm và bản sao giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh đến cơ quan bảo hiểm xã hội nơi chị cư trú để thanh toán chế độ thai sản.
Xem thêm: Hồ sơ cần cung cấp cho cơ quan bảo hiểm để nhận chế độ thai sản
Thời gian nghỉ thai sản có được công ty đóng bảo hiểm xã hội không
Chế độ thai sản của lao động nữ khi sinh con
Chế độ khám thai và mức hưởng của lao động nữ
Trên đây là nội dung về vấn đề “Giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với người lao động chưa chốt sổ bảo hiểm ở công ty cũ” LawKey gửi đến bạn đọc.
Những lưu ý về khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp
Người lao động mắc bệnh nghề nghiệp được tổ chức khám định kỳ theo quy định tại Thông tư 28/2016/TT-BYT. Dưới đây [...]
Điều kiện với người nước ngoài để cấp chứng chỉ hành nghề dược
Khi muốn đảm nhiệm một số vị trí công việc tại Việt Nam, người nước ngoài cần có chứng chỉ hành nghề dược. Vậy [...]