Chỉ định cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu
Chỉ định cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu
Luật quản lý ngoại thương năm 2017 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2018. Trong bài viết này, sẽ phân tích về biện pháp chỉ định cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu được quy định tại tiểu mục 4, Mục 2, Chương II của Luật này.
1. Chỉ định cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu là gì?
Mục 2 Chương 2 Luật quản lý ngoại thương năm 2017 đã ghi nhận một nhóm các biện pháp bao gồm: hạn chế xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu; hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu; hạn ngạch thuế quan; chỉ định của khẩu xuất khẩu, cửa khẩu nhập khẩu; chỉ định thương nhân xuất khẩu, thương nhân nhập khẩu. Đây là nhóm các biết pháp nhằm mục đích hạn chế số lượng, khối lượng, giá trị hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Chỉ định cửa khẩu xuất khẩu, của khẩu nhập khẩu là một biện pháp trong nhóm các biện pháp hạn chế. Để thực hiện hiệu quả việc hạn chế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ chỉ định những cửa khẩu nhất định trong quốc gia mới được phép xuất khẩu, nhập khẩu một số loại hàng hóa cụ thể. Có thể hiểu đơn giản là trong trường hợp này, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chỉ có thể ra, vào lãnh thổ Việt Nam tại các cửa khẩu đã được chỉ định trước đó.
Từ đó, có thể hiểu chỉ định cửa khẩu xuất khẩu, của khẩu nhập khẩu như sau: Chỉ định cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng để quyết định cửa khẩu được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa nhất định(Điều 23 Luật quản lý ngoại thương năm 2017).
2. Các trường hợp áp dụng biện pháp chỉ định cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu.
Khi thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, các thương nhân sẽ lựa chọn những của khẩu thuận tiện cho hoạt động này nhất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sau đây, việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa sẽ phải thực hiện tại một những cửa khẩu đã được chỉ định trước đó.
Cụ thể tại khoản 1 Điều 24 Luật quản lý Ngoại thương đã liệt kê ra các trường hợp sẽ thực hiện biện pháp chỉ định cửa khẩu xuất khẩu, cửa khẩu nhập khẩu: Áp dụng biện pháp chỉ định cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu nhằm quản lý, kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chống chuyển tải bất hợp pháp, chống gian lận thương mại, bảo vệ uy tín hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam; phù hợp với điều kiện hạ tầng vật chất, kỹ thuật của từng cửa khẩu, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
3. Nguyên tắc áp dụng biện pháp chỉ định cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu.
Chỉ định cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu là một biện pháp hạn chế số lượng, giá trị hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Do đó, để tránh việc làm quyền, có sự tiếp tay giúp sức cho một số cá nhận tổ chức trong việc xuất khẩu, nhập khẩu đẫn tới ảnh hưởng sự phát triển của nền kinh tế đòi hỏi phải có khi áp dụng nguyên tắc này phải được thực hiện một cách công khai, minh bạch, bình đẳng, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.
Ngoài ra, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa có trong trường hợp này có quyền được lựa chòn những cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu trong số các cửa khẩu đã được chỉ định. Điều này tạo điều kiện cho thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa lựa chọn được cửa khẩu thích hợp, giảm thiểu chi phí phát sinh….
4. Chủ thể có thẩm quyền chỉ định cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu.
Đây là một biện pháp hành chính với mục đích hạn chế hàng hóa xuất nhập khẩu. Do đó, chỉ trong những trường hợp cần thiệt thì mới được phép áp dụng biện pháp này. Bộ Công thương với tư cách là cơ quan chủ quản quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu sẽ là cơ quan có thẩm quyền chủ trì, phối hợp với các cơ quan có tổ chức có liên quan thực hiện ra quyết định công bố hàng hóa, cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa với lộ trình thực hiện cụ thể. Thẩm quyền này được quy định chi tiết tại Điều 25 Luật quản lý ngoại thương năm 2017 như sau:
1. Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan quyết định, công bố hàng hóa, cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa tương ứng và lộ trình thực hiện.
2.Quyết định áp dụng biện pháp chỉ định cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu phải được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng chậm nhất là 45 ngày trước ngày có hiệu lực.
Để đảm bảo quyền và lợi ích cho các thương nhân trong hoạt động xuất nhập khẩu, quyết định áp dụng biện pháp chỉ định cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu phải được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng chậm nhất là 45 ngày trước ngày có hiệu lực. Đây là điều bắt buộc phải thực hiện để thương nhân có sự chuẩn bị, lựa chọn các cửa khẩu thích hợp trong danh sách các cửa khẩu được chỉ định. Tránh gây sự tổn thất nặng nề về kinh tế cho các bên trong hoạt động xuất nhập khẩu.
Trên đây là những quy định về biện pháp chỉ định cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của luật Quản lý ngoại thương, Lawkey gửi đến bạn đọc.
Quy định pháp luật hiện hành về mua động cơ tàu bay
Động cơ tàu bay là động cơ chính để lắp trên tàu bay tạo động lực chính cho tàu bay. Vậy pháp luật có quy định như [...]
Căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự
Quan hệ pháp luật dân sư trên thực tế có thể thay đổi hay chấm dứt vì các lí do khách quan cũng như chủ quan. Vậy căn [...]