Những chính sách hỗ trợ đầu tư tại Việt Nam
Với mong muốn tăng cường hoạt động đầu tư kinh doanh, Nhà nước ta luôn tạo các điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, phát triển bền vững các ngành kinh tế. Một trong các biện pháp được Nhà nước áp dụng để thúc đẩy đầu tư là chính sách hỗ trợ đầu tư. Nhưng không phải ai cũng nắm được rõ những quy định này. Vậy nên trong bài viết này, chiakhoaphapluat.vn chúng tôi sẽ đưa đến cho bạn đọc một cái nhìn chi tiết nhất về những chính sách hỗ trợ đầu tư tại Việt Nam trong pháp luật hiện hành.
I. Đối tượng được hỗ trợ đầu tư
Không phải nhà đầu tư nào cũng được hưởng chính sách hỗ trợ đầu tư mà chỉ áp dụng cho những chủ thể nhất định. Căn cứ vào Luật đầu tư 2020, đối tượng được hỗ trợ đầu tư bao gồm:
– Doanh nghiệp nhỏ và vừa
– Doanh nghiệp công nghệ cao
– Doanh nghiệp khoa học và công nghệ
– Tổ chức khoa học và công nghệ
– Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
– Doanh nghiệp đầu tư vào giáo dục, phổ biến pháp luật
– Các đối tượng khác phù hợp với định hướng phát triển kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ.
II. Các hình thức hỗ trợ đầu tư
Theo Khoản 1 Điều 18 Luật đầu tư 2020, Nhà nước Việt Nam quy định có 7 hình thức ưu đãi đầu tư, cụ thể như sau:
– Hỗ trợ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong và ngoài hàng rào dự án
– Hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
– Hỗ trợ tín dụng
– Hỗ trợ tiếp cận mặt bằng sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ di dời cơ sở sản xuất ra khỏi nội thành, nội thị
– Hỗ trợ khoa học, kỹ thuật, chuyển giao công nghệ
– Hỗ trợ phát triển thị trường, cung cấp thông tin
– Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển
III. Một số hình thức đầu tư cụ thể
Trong Luật đầu tư 2020 và Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư 2020, Nhà nước có quy định cụ thể một số hình thức đầu tư như sau.
1. Hỗ trợ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế
a) Chủ thể có thẩm quyền
Chủ thể có thẩm quyền trong các quyết định chính sách hỗ trợ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế được quy định như sau:
– Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển và tổ chức xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ngoài hàng rào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, các khu chức năng thuộc khu kinh tế căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế đã được phê duyệt
– Thủ tướng Chính phủ quyết định chính sách phát triển nhà ở trong khu công nghệ cao
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc giao cho đơn vị sự nghiệp có thu làm nhà đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, khu chế xuất đối với địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cân đối nguồn ngân sách địa phương để hỗ trợ nhà đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất.
b) Phạm vi, đối tượng, nguyên tắc, tiêu chí, định mức hỗ trợ đầu tư
– Phạm vi, đối tượng, nguyên tắc, tiêu chí, định mức hỗ trợ đầu tư từ ngân sách trung ương thực hiện theo Chương trình mục tiêu đầu tư hạ tầng khu công nghiệp được phê duyệt trong từng giai đoạn.
– Nguồn vốn ngân sách nhà nước được bố trí để hỗ trợ các hoạt động sau đây:
+ Đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong khu công nghệ cao; đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các công trình dịch vụ công cộng quan trọng trong khu kinh tế;
+ Bồi thường, giải phóng mặt bằng, rà phá bom mìn, vật liệu nổ trong khu công nghệ cao, các khu chức năng trong khu kinh tế;
+ Bồi thường, giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội khu nhà ở cho người lao động và khu tái định cư, tái định canh cho người bị thu hồi đất trong khu kinh tế, khu công nghệ cao;
+ Đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải rắn tập trung và hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường của khu công nghệ cao, các khu chức năng trong khu kinh tế.
– Ngoài ra, khu công nghệ cao được hưởng các chính sách hỗ trợ khác về đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật theo quy định của pháp luật về khu công nghệ cao.
Để tìm hiểu kỹ hơn, các bạn đọc có thể xem thêm: Hỗ trợ đầu tư đối với khu công nghiệp, khu chế xuất
2. Phát triển nhà ở và công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế
Chủ thể có thẩm quyền trong các quyết định chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nhà ở và công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế được quy định như sau:
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập quy hoạch và bố trí quỹ đất để phát triển nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc điều chỉnh quy hoạch khu công nghiệp để dành một phần diện tích đất phát triển nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng đối với các địa phương gặp khó khăn trong bố trí quỹ đất phát triển nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động trong khu công nghiệp,
Xem thêm: Những chính sách ưu đãi đầu tư của Nhà nước Việt Nam
Trên đây là tư vấn của chiakhoaphapluat.vn chúng tôi về “Những chính sách hỗ trợ đầu tư tại Việt Nam”. Chúng tôi hi vọng bài viết trên đã cung cấp đầy đủ kiến thức cho quý khách, giúp quý khách có thể vận dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có bất cứ vấn đề pháp lý nào thắc mắc, quý khách hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp.
Hoạt động cho vay phục vụ nhu cầu đời sống của tổ chức tín dụng
Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng chuẩn bị hồ sơ đề nghị vay vốn. Tổ chức tín dụng dựa trên hồ sơ này để quyết [...]
Thủ tục cấp phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là đơn vị phụ thuộc của ngân hàng mẹ ở nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Vậy thủ [...]