Chủ thể của sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật dân sự
Sở hữu toàn dân là một hình thức sở hữu được quy định tại Bộ luật dân sự 2015. Vậy chủ thể của sở hữu toàn dân là ai? Cùng Lawkey tìm hiểu nội dung này qua bài viết dưới đây.
Sở hữu toàn dân là gì?
Sở hữu toàn dân là một hình thức sở hữu được pháp luật dân sự quy định cụ thể tại Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) và Hiến pháp năm 2013
Xem thêm: Sở hữu toàn dân là gì? theo quy định của Bộ luật dân sự 2015
Chủ thể của sở hữu toàn dân là ai?
Nhà nước là chủ sở hữu đối với tài sản thuộc chế độ sở hữu toàn dân, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản là những tư liệu sản xuất chủ yếu có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, đến an ninh, quốc phòng như quy định tại Điều 53 Hiến pháp năm 2013 và Điều 197 BLDS
Khác với những chủ sở hữu khác như: Công dân, pháp nhân, các đoàn thể, tổ chức xã hội… Nhà nước tham gia quan hệ quyền sở hữu với cách là chủ thể đặc biệt và là chủ thể duy nhất đối với các tư liệu sản xuất chủ yếu, Nhà nước là một tổ chức đại diện cho nhân dân nắm và quản lý toàn bộ nhưng tài sản thuộc sở hữu toàn dân, đồng thời nắm toàn bộ quyền lực chính trị. Nhà nước, thông qua Quốc hội đề xuất và tự quy định cho mình những biện pháp, hình thức, trình tự thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với những tư liệu sản xuất chủ yếu của đất nước (các Nghị định, Thông tư…) quy định về quyền hạn của mình trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của toàn dân.
Việc thực hiện quyền sở hữu của Nhà nước
Nhà nước thực hiện quyền sở hữu đối với những tư liệu sản xuất chủ yếu như: Đất đai, rừng núi, sông hồ, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất, thềm lục địa… mà các chủ thể khác không có quyền sở hữu.
– Đối với những tài sản được Nhà nước giao:
Nhà nước giao tài sản cho các doanh nghiệp nhà nước, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang quyền quản lý, sử dụng đúng mục đích theo quy định của pháp luật. Khi tài sản được giao, Nhà nước thực hiện quyền kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản đó thông qua các cơ quan quyền lực, cơ quan quản lý ở trung ương và địa phương, thành lập các doanh nghiệp nhà nước.
Các đơn vị hoặc cá nhân được Nhà nước giao tài sản phải sử dụng, khai thác đúng mục đích, có hiệu quả, phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật.
– Đối với những tài sản Nhà nước chưa giao:
Đối với tài sản thuộc sở hữu nhà nước nhưng chưa được giao cho tổ chức hoặc cá nhân quản lý như: Đất hoang, đồi trọc, thêm lục địa xa bờ, vùng kinh tế đặc quyền… thì Chính phủ tổ chức thực hiện việc bảo vệ, điều tra khảo sát và lập quy hoạch tổng thể để dần đưa vào khai thác.
Lưu ý:
Trong phạm vi pháp luật cho phép, các cơ quan tổ chức doanh nghiệp nhà nước được thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt các loại tài sản được giao. Khi định đoạt tài sản là những thiết bị, nhà xưởng quan trọng theo quy định của Chính phủ, phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép trên nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn. Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp này không phải là chủ sở hữu đối với các loại tài sản đó mà chủ sở hữu là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nhà nước còn thành lập các cơ quan của Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Nhà nước trong việc quản lý và điều hành xã hội. Khi thấy không cần thiết, Nhà nước có thể sáp nhập, chia, tách, giải thể một số trong các cơ quan đó. Việc thu hồi, thanh lý, chuyển giao các loại tài sản do Nhà nước quy định. Đối với các doanh nghiệp của Nhà nước, nếu sản xuất, kinh doanh không có hiệu quả, thua lỗ nhiều… thì Nhà nước có thể tổ chức lại, giải thể, tuyên bố phá sản hay chuyển hình thức sở hữu của các doanh nghiệp đó.
Trên đây là nội dung Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.
Quy định về kinh doanh bất động sản hình thành trong tương lai
Kinh doanh bất động sản hình thành trong tương lai là gì? Quy định về kinh doanh bất động sản hình thành trong tương lai theo [...]
Điều kiện hưởng án treo cho người bị kết án phạt tù mới nhất
Theo Điều 1 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP, Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa [...]