Chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai
Có thể chuyển nhượng hợp đồng mua nhà ở hình thành trong tương lai không? Chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai được thực hiện như thế nào?
Điều kiện chuyển nhượng
Bên mua có thể chuyển nhượng hợp đồng mua nhà ở hình thành trong tương lai. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng đó chỉ được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 10 Nghị định 76/2015/NĐ-CP. Đó là:
– Bên mua chưa nhận bàn giao nhà ở hoặc đã nhận bàn giao nhà ở có quyền chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở lai cho tổ chức, cá nhân khác khi hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho bên mua chưa nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng hợp đồng có quyền chuyển nhượng tiếp hợp đồng mua bán cho tổ chức, cá nhân khác khi hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận chưa nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để cấp giấy chứng nhận.
– Việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai thì phải chuyển nhượng hợp đồng theo từng căn nhà riêng lẻ hoặc từng căn hộ; đối với trường hợp hợp đồng mua bán, thuê mua nhiều căn nhà riêng lẻ hoặc nhiều căn hộ thì phải chuyển nhượng toàn bộ số căn nhà hoặc căn hộ trong hợp đồng đó.
Xem thêm: Quy định về kinh doanh bất động sản hình thành trong tương lai
Trình tự, thủ tục chuyển nhượng
Trình tự, thủ tục chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở. Cụ thể được thực hiện như sau:
Bước 1: Lập văn bản chuyển nhượng
Bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng thống nhất lập văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai.
Văn bản chuyển nhượng hợp đồng do hai bên ký kết được lập thành 06 bản (03 bản để bàn giao cho chủ đầu tư lưu, 01 bản nộp cho cơ quan thuế, 01 bản bên chuyển nhượng hợp đồng lưu, 01 bản bên nhận chuyển nhượng hợp đồng lưu); trường hợp văn bản chuyển nhượng hợp đồng phải thực hiện công chứng, chứng thực thì có thêm 01 bản để lưu tại cơ quan công chứng, chứng thực.
Bước 2: Công chứng, chứng thực văn bản chuyển nhượng
Hồ sơ đề nghị công chứng hoặc chứng thực gồm các giấy tờ sau:
– 07 bản chính văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;
– Bản chính hợp đồng mua bán nhà ở đã ký với chủ đầu tư;
– Bản sao có chứng thực hoặc bản sao và phải xuất trình bản chính để đối chiếu của các giấy tờ: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị nếu là cá nhân; nếu là tổ chức thì phải kèm theo quyết định thành lập hoặc giấy đăng ký thành lập tổ chức đó;
– Các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực.
Lưu ý: Trường hợp bên chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở là doanh nghiệp, hợp tác xã có chức năng kinh doanh bất động sản thì việc công chứng hoặc chứng thực văn bản chuyển nhượng hợp đồng không bắt buộc mà do các bên tự thỏa thuận.
Bước 3: Nộp thuế, phí, lệ phí chuyển nhượng
Theo quy định của pháp luật hiện hành, khi thực hiện chuyển nhượng, người dân phải nộp các loại thuế, phí, lệ phí sau:
– Lệ phí trước bạ;
– Thuế thu nhập cá nhân;
– Các loại phí nhà nước khác.
Bước 4: Xác nhận của chủ đầu tư
Sau khi thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế, phí, lệ phí cho việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở theo quy định, bên nhận chuyển nhượng nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị chủ đầu tư xác nhận vào văn bản chuyển nhượng hợp đồng.
Xem thêm: Quy định về bảo lãnh trong bán nhà ở hình thành trong tương lai
Mẫu Văn bản chuyển nhượng Hợp đồng thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Các đối tượng được hỗ trợ chi phí mai táng khi chết
Các đối tượng nào được hỗ trợ chi phí mai táng khi chết? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Những đối [...]
Điều kiện chấp thuận hoạt động ngoại hối của công ty tài chính tổng hợp
Để hoạt động ngoại hối trên thị trường, công ty tài chính tổng hợp cần đáp ứng các điều kiện chấp thuận hoạt [...]